Ngày nay, việc áp dụng các phần mềm vào hệ thống quản lý đã giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp. Sử dụng hệ thống ERP cho doanh nghiệp đang là xu hướng đặc biệt là ở các doanh nghiệp có quy mô lớn giúp củng cố nội lực và tăng tính hiệu quả trong việc tiếp nhận và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. ERP có vai trò rất lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp, vì vậy việc trau dồi kiến thức và hiểu biết về lĩnh vực này sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, chủ động hơn và đem lại nhiều lợi ích hơn. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số thông tin về ERP để bạn đọc tiện theo dõi.
>>>Đọc thêm:Tất tần tật những điều cần biết về phần mềm ERP
ERP là gì?
Là viết tắt của cụm từ Enterprise Resource Planing, là một hệ thống hoạch định tổng thể nguồn lực doanh nghiệp. ERP chú trọng vào việc quản trị tổng thể doanh nghiệp chứ không phải là phần mềm riêng lẻ dành cho từng bộ phận, phòng ban. Mục đích của hệ thống ERP là hợp nhất tất cả phòng ban và mọi chức năng của tổ chức vào một hệ thống duy nhất, từ đó có thể dễ dàng quản lý và đáp ứng nhu cầu từ các bộ phận khác nhau.
Hệ thống ERP còn được coi như một công cụ hỗ trợ trong việc lên kế hoạch cho một công việc hay nghiệp vụ nhất định cần thiết trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Biện pháp này giúp các doanh nghiệp giảm thiểu sai sót trong thao tác xử lý nghiệp vụ. Hơn thế nữa, ERP là công cụ tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban, các bộ phận trong công ty.
>>>Đọc thêm: Các lưu ý khi chọn đơn vị cung cấp ERP cho doanh nghiệp
Đặc điểm của hệ thống ERP cho doanh nghiệp
Nhìn chung, đặc điểm nổi bật của ERP là có thể mở rộng và phát triển theo thời gian tùy theo từng loại hình của từng doanh nghiệp mà không hề gây ảnh hưởng đến cấu trúc của chương trình.
ERP giúp loại bỏ các phần mềm đơn lẻ trong các bộ phận của một doanh nghiệp và thay thế chúng bằng một phần mềm hợp nhất dựa trên một cơ sở dữ liệu thống nhất. Phần mềm ERP cho doanh nghiệp rất linh động trong việc đáp ứng nhu cầu riêng biệt của từng doanh nghiệp.
Hệ thống ERP cho doanh nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Lợi ích của hệ thống ERP cho doanh nghiệp
Tăng tốc độ và năng suất làm việc: Phần mềm ERP giúp tăng tốc độ giải quyết dòng công việc của toàn bộ doanh nghiệp. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng việc sử dụng nhân lực để truyền thông tin rõ ràng không thể sánh với tốc độ của chứng từ điện tử chạy trên các phần mềm máy tính. Tốc độ truyền tải thông tin nhanh chóng giữa cấp quản trị với các phòng ban, các bộ phận trong doanh nghiệp sẽ giúp hạn chế tình trạng chậm trễ trong quá trình giải quyết công việc, từ đó nâng cao năng suất, hiệu quả công việc.
Tiết kiệm chi phí: Việc áp dụng hệ thống ERP vào việc quản trị tổng thể doanh nghiệp có thể giúp tiết kiệm một lượng khá lớn chi phí quản trị cũng như chi phí vận hành doanh nghiệp. Với hệ thống thông tin đồng bộ, thống nhất, doanh nghiệp có thể lược bỏ một số thủ tục rườm rà trong quá trình hoạt động. Hơn thế nữa, các nhà quản trị có thể thuyên giảm một số bộ phận, phòng ban, vị trí nhân sự không cần thiết trong nội bộ công ty, từ đó giúp tối ưu hóa nguồn lực cũng như chi phí.
Kiểm soát chất lượng sản phẩm: Việc hoạch định sản xuất theo phương pháp thủ công không những kém hiệu quả mà còn thiếu chính xác, dễ sai sót, thiếu hụt so với yêu cầu thực tế. Hệ thống ERP có thể giúp các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất theo từng tháng, từng quý, từ đó giúp theo dõi thường xuyên số lượng sản phẩm sản xuất ra cùng với tính đồng nhất chất lượng sản phẩm, hạn chế tối đa lượng sản phẩm lỗi trong quá trình sản xuất. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể lên kế hoạch và phân bổ nhân lực một cách hợp lý tùy theo nhu cầu và dự án.
Tăng mức độ hài lòng của khách hàng: Sự chậm trễ trong việc phản hồi khách hàng có thể làm tăng khả năng làm mất nhiều khách hàng tiềm năng. Với việc áp dụng hệ thống ERP cho doanh nghiệp, nhân viên kinh doanh hoặc nhân viên chăm sóc khách hàng có thể truy cập ngay lập tức vào cơ sở dữ liệu chung, nắm được toàn bộ thông tin khách hàng, cũng như nắm được tình hình hàng hóa có thể cung ứng, giúp phản hồi yêu cầu của khách hàng trong thời gian ngắn nhất. Từ đó hệ thống giúp làm tăng năng suất, hiệu quả làm việc cho bộ phận chăm sóc khách hàng, đồng thời tăng mức độ hài lòng của khách hàng với doanh nghiệp.
>>>Đọc thêm: Thế nào là một giải pháp ERP tốt nhất?