Ngành dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 cả nước, giải quyết việc làm cho số lượng lớn người lao động (chiếm hơn 20 % lao động khu vực công nghiệp và gần 5% tổng lực lượng lao động cả nước). Để nâng cao hơn nữa năng suất và khả năng quản lý thì Doanh nghiệp trong nước cần thay đổi phương thức sản xuất và quản lý doanh nghiệp đồng thời cần sự hỗ trợ của công nghệ. Giải pháp phần mềm ERP cho ngành dệt may ra đời góp phần thúc đẩy sự phát triển, cũng như tạo ra nhiều cơ hội mở rộng thì trường và hội nhập.
5 yếu tố quyết định của phần mềm ERP cho ngành dệt may sẽ giúp DN giải quyết bài toán quản trị
- Đầu tiên, giải pháp ERP cần quản lý toàn bộ các phòng ban chức năng, các công ty con, xưởng sản xuất, chi nhánh, cửa hàng,… Toàn bộ dữ liệu của các đơn vị phòng ban cần được đảm bảo tính đồng bộ, duy nhất. Hệ thống cần xuất được báo cáo theo thời gian thực để phục vụ quá trình ra quyết định trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thứ hai, giải pháp cần phải tối ưu sản xuất. Đặc biệt, ngành dệt may có sử dụng các hệ thống CAD/CAM để thiết kế mẫu mã. Hệ thống ERP cần được tích hợp với hệ thống CAD/CAM để có được hiệu quả cao. Kết quả của việc tích hợp này là doanh nghiệp tính toán được giá thành kế hoạch của sản phẩm khi còn trên bản vẽ thiết kế. Từng chi tiết sản phẩm, màu, chất vải,… được tính toán tự động trên phần mềm, cập nhập vào BOM của hệ thống ERP. Nhờ sự kết nối với các phòng bạn, từ giá thành kế hoạch giúp cho bộ phận kinh doanh có thể lên báo giá gửi tới khách hàng tốt nhất.
- Thứ ba, giải pháp ERP cần phù hợp với đặc thù của ngành dệt may, sản phẩm của ngành dệt may rất đa dạng về kích cỡ, chủng loại, hoa văn, độ co dãn, độ dài của sợ, màu sợ, loại vải,…. Điều này dẫn tới nguyên vật liệu vô cùng đa dạng. Việc quản lý nguyên phụ liệu diệt may cũng rất phức tạp và đa dạng. Do đó hệ thống ERP cho ngành dệt may cần phải linh hoạt, giải quyết được bài toán về hàng tồn kho phụ vụ sản xuất. Đồng thời phần mềm cũng đòi hỏi khả năng mở rộng lớn vì tốc độ phát triển của các doanh nghiệp trong ngành là khá lớn.
- Ngoài ra, bài toán sản xuất của ngành dệt may là sản xuất từng công đoạn, để đạt được hiệu quả cao nhất trong quản trị sản xuất, hệ thống ERP cần cập nhập được liên tục khối lượng công việc đã hoàn thành trên từng công đoạn, từ đó có thể hỗ trợ điều chỉnh sản xuất phân xưởng cho phù hợp và đồng thời hỗ trợ giải quyết bài toán lương khi điều động nhân công trên dây chuyền may.
- Thứ tư là tốc độ cập nhập dữ liệu: trong ngành dệt may, khối lượng công việc trong quản lý sản xuất là rất lớn và luôn luôn có nhu cầu lưu trữ để phục vụ phân tích thống kê, quản lý không chỉ yêu cầu để đáp ứng theo dõi nguyên liệu, mà phải đảm bảo tốc độ xử lý, thời gian cập nhập dữ liệu ngắn, thuận tiện trong kiểm soát từng công đoạn. Đây là một trong những yếu tố quyết định hệ thống ERP có phù hợp hay không cho ngành dệt may.
- Thứ năm, giải pháp ERP đề ra phải giải quyết được tối ưu các bài toán chức năng quản lý như: bảo hiểm y tế, tính lương, thưởng, quản lý sản xuất, mua hàng, giá thành sản phẩm theo từng công đoạn và chi tiết theo nhiều khoản mục, tồn kho, công nợ, quản lý tiến độ dự án công việc, tối ưu hóa năng lực máy móc, năng lực nhân công sản xuất, quản lý hệ thống phân phối, quan hệ khách hàng,… Đó là các bài toán quản lý chức năng riêng lẻ phải được giải quyết hoàn thiện nhất trong bối cảnh thống nhất đồng bộ chung của toàn hệ thống.
Khả năng kết nối máy
Khả năng kết nối với các thiết bị ngoại vi (màn hình LCD, đèn LED, …) cảnh báo kịp thời sai sót đến từng chuyền may thông qua thư viện được lưu trữ trên máy chủ (file video, hình ảnh…). Hỗ trợ thống kê về tình hình sản xuất của tất cả các công đoạn (cắt, may, hoàn thiện,…).
Trong nền công nghiệp 4.0 cuộc đua giữa các doanh nghiệp dệt may ngày càng trở nên khốc liệt. Ứng dụng CNTT mà cụ thể phần mềm ERP cho ngành dệt may chính là công cụ để nâng cao khả năng quản lý và là bước tạo đà cho sự phát triển của doanh nghiệp.