Tác động của dịch Covid -19 không chỉ khiến nhiều doanh nghiệp lao đao mà còn làm tăng tỷ lệ người thất nghiệp. Trước tình hình này, nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động đang được đẩy mạnh triển khai.
Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, trong quý I/2020 (tính đến hết ngày 17/3/2020), BHXH Việt Nam đã giải quyết cho 1.714.443 lượt người hưởng chế độ ốm đau, tăng 186.088 lượt người (12%) so với cùng kỳ năm 2019; với số tiền chi trả từ quỹ ốm đau, thai sản là trên 768,211 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ 2019.
Về phía người lao động, người sử dụng lao động đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid-19, khi tình hình sản xuất đình trệ, BHXH Việt Nam đã nhanh chóng hướng dẫn BHXH các địa phương thực hiện tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí, tử tuất đối với doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo đó, điều kiện đối với các doanh nghiệp, đơn vị thuộc diện tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất là những doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh gây ra dẫn đến không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó, số lao động thuộc diện tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên hoặc bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do dịch bệnh gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).
BHXH Việt Nam cũng yêu cầu BHXH các địa phương tiếp nhận, giải quyết ngay hồ sơ đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến tháng 6/2020 ngay khi nhận được hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp và không tính lãi theo quy định. Trong trường hợp đến hết tháng 6/2020 mà dịch Covid-19 vẫn chưa thuyên giảm, nếu DN có đề nghị cần kịp thời phối hợp với Sở LĐ-TBXH, Sở Tài chính báo cáo UBND tỉnh, thành phố gửi BHXH Việt Nam xem xét, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến tháng 12/2020.
Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, BHXH Việt Nam cho biết sẽ không thực hiện thanh tra chuyên ngành hoặc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 gây ra, nếu doanh nghiệp không có dấu hiệu vi phạm. Đồng thời, hàng tháng đôn đốc doanh nghiệp đóng đầy đủ, kịp thời vào quỹ ốm đau, thai sản, quỹ Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp, quỹ BHYT và BH thất nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Covid-19 khiến cho khiến cho nhiều doanh nghiệp lao đao
Dịch Covid-19 không chỉ khiến nhiều doanh nghiệp lao đao mà còn làm tăng tỷ lệ người lao động thất nghiệp. Với vai trò của mình, chính sách BH thất nghiệp đã giúp đảm bảo phần nào đời sống của một bộ phận người lao động thất nghiệp và gia đình.
Trong quý I/2020, số người được chi trả chế độ trợ cấp thất nghiệp ước thực hiện là 378.178 người, tăng khoảng 9,11% so với cùng kỳ năm 2019 (346.582 người) với số tiền được chi trả ước thực hiện là 2.119 tỷ đồng; số người được chi trả hỗ trợ học nghề ước thực hiện là 8.160 người, tăng khoảng 10,1% so với cùng kỳ năm 2019 (7.409 người) với số tiền chi trả ước thực hiện là 18 tỷ đồng. Nhiều chính sách đã nhanh chóng được đưa ra và người lao động sẽ có thêm sự hỗ trợ để vượt khó khăn trong thời gian này.
Theo đó, đối với các trường hợp người lao động bị thất nghiệp đang chờ nhận trợ cấp thất nghiệp phải đi cách ly y tế hoặc bị nhiễm Covid-19 không thể đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp theo thời hạn quy định (chỉ ảnh hưởng đối với những trường hợp không đến nhận tiền nhưng gần quá thời hạn 3 tháng kể từ ngày hết hạn hưởng ghi trên quyết định), hiện BHXH Việt Nam đang đề xuất cơ quan chức năng cho phép lùi thêm thời gian nhận tiền trợ cấp thất nghiệp bằng thời gian cách ly y tế hoặc điều trị do nhiễm Covid-19 để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Liên quan đến các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động đối phó với ảnh hưởng bất lợi từ dịch Covid-19, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ( LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung cho biết, dự kiến từ 25.000 – 50.000 tỷ đồng sẽ phát sinh do tạm dừng đóng, miễn lãi chậm đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất cho khoảng 1,5 – 3 triệu lao động, tương ứng với từ 105.000 đến 211.000 doanh nghiệp…
Ngoài các chính sách hỗ trợ trên, mới đây, Bộ LĐ-TB&XH cũng tiếp tục đề xuất Chính phủ và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu việc mở rộng đối tượng bị ảnh hưởng của Covid-19 để nhận được hỗ trợ.
Về điều kiện, Bộ LĐ-TB&XH cũng đề xuất việc hỗ trợ sẽ áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp chứ không phải chỉ có doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ 50%. Thời hạn áp dụng tạm dừng từ tháng 3 đến hết tháng 12/2020.
Với đề xuất như trên, Bộ LĐ-TB&XH ước tính sẽ có khoảng 1,5 – 3 triệu người được hưởng lợi từ chính sách, 150.000 – 200.000 doanh nghiệp được hưởng chính sách. Số kinh phí từ nguồn quỹ hưu trí tử tuất này xét từ 25.000 – 49.000 tỷ đồng lấy từ kết dư của Quỹ bảo hiểm hưu trí và tử tuất.
Về chính sách tạm dừng đóng bảo hiểm thất nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất 100% doanh nghiệp và người lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian từ tháng 2 đến hết tháng 12/2020. Sau đó doanh nghiệp và người lao động phải đóng bù thời gian này mà không phải nộp tiền lãi chậm đóng.
Với nhóm chính sách tín dụng đối với lao động và doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất hỗ trợ vay vốn ưu đãi đối với người lao động, ưu tiên lao động là người dân tộc thiểu số, lao động không có quan hệ lao động ở khu vực nông thôn, lao động phi chính thức ở khu vực thành thị… Dự kiến, thời hạn vay tối đa là 12 tháng với lãi suất vay là 3,96%/năm bằng 50% lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo.
Trong bối cảnh sản xuất hiện đại, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với vô vàn thách thức, cả nội tại lẫn ngoại cảnh. Chuỗi cung ứng biến động không ngừng, hệ thống nội bộ rời rạc thiếu sự liên kết, dẫn đến dữ liệu sản xuất không đồng
Hàng năm, Panorama Consulting đều công bố những báo cáo phân tích về xu hướng sử dụng ERP trong doanh nghiệp. Những báo cáo này tập hợp ý kiến khảo sát từ hàng trăm doanh nghiệp đã hoàn tất việc triển khai ERP. Trong báo cáo năm gần đây nhất,
Trước đây, nhắc đến ERP, nhiều người thường hình dung đến những hệ thống cồng kềnh, đắt đỏ, đòi hỏi đội ngũ IT chuyên trách và thời gian triển khai dài đằng đẵng. Tuy nhiên, sự xuất hiện của điện toán đám mây đã thay đổi hoàn toàn bức tranh
Trong bối cảnh công nghệ không ngừng phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đang tìm kiếm những giải pháp quản lý hiệu quả để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) với khả năng quản lý toàn diện
Chính sách bán hàng là một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp, bao gồm tập hợp các biện pháp bán hàng có hệ thống nhằm điều chỉnh các hoạt động và mối quan hệ liên quan đến việc phân phối hàng hóa. Việc xây dựng
Triển khai ERP là một bước tiến quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý và cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, không phải dự án ERP nào cũng đạt được thành công như mong đợi. Dưới đây là ba trường hợp điển hình về triển
ERP Consultant là gì và đóng vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp chắc hẳn là thắc mắc chung của nhiều nhà quản trị. Câu trả lời chi tiết sẽ được chia sẻ trong phần nội dung dưới đây của bài viết. ERP Consultant là gì? ERP Consultant
Những vấn đề kinh doanh nào có thể được giải quyết bằng phần mềm ERP? - Đây là câu hỏi được rất nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm. Dưới đây là 5 vấn đề phổ biến nhất được chúng tôi tổng hợp lại sau khi khảo sát và làm việc
Spa là ngành dịch vụ đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao cũng như công tác điều hành phức tạp bởi thông tin cần quản lý nhiều và đa dạng. Giải pháp ERP cho ngành Spa là công cụ vô cùng cần thiết giúp các chủ spa quản lý hoạt động
Mở cổng đăng ký Webinar “Nâng cao hiệu suất vận hành & tối ưu chi phí cho doanh nghiệp sản xuất ngành nhựa”. Thời hạn đăng ký từ nay đến hết ngày 23/10/2024. Ngành nhựa đang bước sang trang mới khi làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng đổ dồn
ERP đóng gói và ERP viết theo yêu cầu, loại nào tốt hơn? Đây là câu hỏi chung của nhiều doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm hiểu và áp dụng hệ thống ERP. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp
Trong quá trình phát triển phần mềm ERP, việc đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi ra mắt là vô cùng quan trọng. Một trong những bước kiểm thử cuối cùng và quan trọng nhất chính là UAT. Vậy UAT là gì? Tại sao nó lại quan trọng đến
Khó có một phần mềm ERP nào có thể áp dụng 100% cho doanh nghiệp ngay lần đầu triển khai. Do vậy, yêu cầu phát triển các đặc thù riêng (customize) thường được đặt ra. Tuy nhiên, "Có nên tùy chỉnh hệ thống ERP hay không?". Bài viết này sẽ
Sự cố khi triển khai ERP chỉ những việc xảy ra không nằm trong kế hoạch dự định và có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Bài viết này sẽ liệt kê chi tiết những sự cố thường
ERP là công cụ không thể thiếu trong doanh nghiệp hiện đại. Bằng cách chuẩn hóa quy trình, tối ưu hóa sản xuất và giảm thiểu chi phí, phần mềm ERP đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của
Hướng dẫn từng bước phương thức áp dụng các phương pháp quản lý sản xuất chuẩn quốc tế
Nguyên nhân và cách khắc phục các vấn đề lãng phí sản xuất “nổi cộm”
Công nghệ để giải quyết 04 bài toán thường gặp: Lập kế hoạch sản xuất, Quản lý chất lượng, Truy xuất nguồn gốc, Kiểm soát hoạt động sản xuất thời gian thực
Giải pháp nhà máy thông minh đang được nhiều doanh nghiệp triển khai hiện nay
Và các kinh nghiệm quản lý sản xuất 4.0 thực tiễn qua Case Study điển hình