Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì thị trường phần mềm kế toán cũng ngày càng phát triển, trong đó có phần mềm kế toán sản xuất. Cùng bài viết tìm hiểu rõ hơn về loại hình phần mềm này.
>>>Đọc thêm: Những chức năng Phần mềm kế toán 3S Accounting
Doanh nghiệp sản xuất là loại hình doanh nghiệp có nhiều nghiệp vụ kế toán phức tạp. Nếu như kế toán thương mại chỉ xoay quanh hoạt động trao đổi mua bán thì kế toán sản xuất phải làm việc với nhiều quy trình hơn và đồng nghĩa với việc là nhiều vấn đề phát sinh hơn, doanh nghiệp sẽ phải đầu tư mua nguyên vật liệu, và cho vào quy trình sản xuất để sản xuất ra thành phẩm rồi mang sản phẩm để buôn bán trao đổi. Nhiệm vụ của kế toán sản xuất không những phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản của kế toán doanh nghiệp mà còn phải tính được giá thành của sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất: Tính chi phí sản xuất; Tính giá thành chi tiết cho từng sản phẩm hoàn thành; Biết cách tổ chức chứng từ sổ sách kế toán, …
Những công việc của kế toán sản xuất khá phức tạp, do vậy doanh nghiệp cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng về sản phẩm cũng như về đặc thù của doanh nghiệp mình trước khi quyết định đặt mua một phần mềm. Phần mềm kế toán sản xuất là phần mềm kế toán chuyên sâu về quản lý sản xuất, tính toán giá thành, chuyên dùng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất.
Phần mềm kế toán sản xuất có vai trò cung cấp, lưu trữ và kiểm soát dữ liệu, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho kế toán giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả công việc.
Các yêu cầu cơ bản với phần mềm kế toán sản xuất
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại phần mềm kế toán sản xuất. Tuy nhiên nhìn chung đều có những tính năng cơ bản như:
Tính giá thành sản phẩm theo nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp định mức nguyên vật liệu, phương pháp gia công, đóng gói sản phẩm, tính giá thành theo nhiều giai đoạn, tính giá thành theo đơn đặt hàng.
Xử lý và tính giá thành tự động chi tiết cho từng mặt hàng, tự động lập phiếu xuất kho khi bán hàng, xuất hóa đơn theo phiếu giao hàng.
Lập báo cáo sản xuất, phục vụ cho việc theo dõi chi tiết và tổng hợp từng loại thành phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm hỏng, sản phẩm dở dang và phế liệu thu hồi.
Đồng thời, từ dữ liệu đầu vào, phần mềm còn cho ra các báo cáo phân tích tỉ lệ phần trăm giá vốn/giá bán sản phẩm.
Tổng hợp chi phí riêng, chung cho từng sản phẩm theo đơn đặt hàng, theo yếu tố chi phí, thực hiện phân bổ chi phí chung tự động cho các loại sản phẩm.
Cung cấp các tính năng hạch toán tự động chi phí nhân công, tập hợp chi phí trực tiếp theo từng thành phẩm và nhập kho thành phẩm tự động.
Ngoài những tính năng để phục vụ riêng liên quan đến sản xuất thì phần mềm kế toán sản xuất còn có chức năng theo dõi, quản lý đơn hàng bán và mua cũng như tình trạng nhập – xuất kho của đơn hàng.
Phân bổ chi phí mua hàng tự động, hạch toán hàng bán bị trả lại, áp đơn giá bán tự động theo vùng và theo nhóm đối tượng, in thẻ kho hàng loạt, in sổ phân tích mua hàng.
Theo dõi đơn đặt hàng khách đặt, khi nhập hóa đơn có thể import dữ liệu từ đơn hàng vào.
Phân bổ chi phí trả trước, công cụ dụng cụ, trích khấu hao tài sản cố định, tính lương và trích BHXH cho các nhân viên.
Và tính năng không thể thiếu là kết chuyển tự động để xác định kết quả sản xuất.
Có thể nói, sự ra đời của phần mềm kế toán sản xuất là một bước tiến lớn, hỗ trợ tối đa cho bộ phận quản lý kho, quản lý sản xuất và đặc biệt là kế toán sản xuất. Với nhà cung cấp thì có trong nước và nước ngoài. Tùy thuộc và nhu cầu, khả năng chi trả mà mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình một nhà cung cấp.
Hi vọng với những thông tin cơ bản mà bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc có hình dung sơ bộ về phần mềm này.
Đọc thêm : Giới thiệu về phần mềm kế toán ERP