Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Việt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang sinh sôi nảy nở trên thị trường Việt Nam. Mỗi doanh nghiệp đều có những đặc trưng riêng theo từng ngành sản xuất, song không phải công ty nào cũng có thể dễ dàng quản lý bộ máy của mình. Đó cũng chính là lí do các doanh nghiệp thuộc phân khúc này thường tìm đến một giải pháp riêng – Phần mềm quản lý sản xuất miễn phí.
Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu thế nào là mô hình doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa?
Doanh nghiệp siêu nhỏ,nhỏ và vừa (hay còn gọi thông dụng là doanh nghiệp vừa và nhỏ) là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô: doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.
Theo tiêu chí của nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ.
Về phần mềm quản lý sản xuất miễn phí, thực chất đây chính là phiên bản dùng thử của những phần mềm có sẵn trên thị trường, hoặc là sản phẩm “vệ tinh” cho những nhà cung cấp – đánh vào trải nghiệm người dùng, đây chưa từng là một cách marketing thiếu hiệu quả.
Và quả nhiên, những mặt hàng “dùng thử” này được trang bị những tính năng chẳng khác gì một sản phẩm flagship của những thương hiệu phần mềm quản lý:
- Hỗ trợ tính toán giá thành sản phẩm: Tính toán giá thành sản phẩm cuối cùng dựa trên những đánh giá sơ bộ về chất lượng đầu ra, giá thành nguyên liệu, thời gian hoàn vốn
- Quản lý kế hoạch sản xuất: Nhập lệnh, theo dõi quy trình của từng máy móc, bảo trì hay thay thế thiết bị
- Tính toán nhu cầu vật tư: Từ mục tiêu sản xuất, phần mềm sẽ đưa ra gợi ý về nguyên vật liệu cần thiết kèm theo số lượng phù hợp
- Lên kế hoạch về công suất hoạt động của phân xưởng, nhà máy: Căn cứ vào điều kiện nhân lực, tài lực, vật lực của doanh nghiệp và mục tiêu sản xuất mà dự án đề ra, phần mềm sẽ đưa ra con số cụ thể về công suất của từng bộ phận, từng máy trong phân xưởng.
- Kiểm tra theo dõi tiến độ sản xuất: Phần mềm đồng hành với từng chiếc máy qua từng công đoạn để kiểm tra số lượng sản phẩm và đưa ra giải pháp khi cần thiết
- Đánh giá kiểm soát chất lượng sản phẩm: Với những mục tiêu được lập trình từ trước, phần mềm có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm ở một mức độ nhất định – giúp tiết kiệm sức người trong doanh nghiệp
- Thống kê sản lượng và chi phí tiêu hao:
Vậy tại sao những doanh nghiệp nhỏ thường ưa chuộng phần mềm quản lý sản xuất miễn phí?
Xét về thực trạng nội tại doanh nghiệp, những khoản vốn ban đầu nhắc tới ở trên tuy giá trị nhưng trong thị trường hiện đại, những con số này chưa là gì so với những tập đoàn lớn hay các công ty đi trước. Bên cạnh đó, dù là ở hình thức quy mô nào, các công ty vẫn luôn có những khoản chi như thu chi nội bộ, phát triển sản phẩm, công tác đối ngoại,… tiêu tốn một phần không nhỏ ngân sách. Và điều này là một yếu thế lớn của các công ty vừa và nhỏ so với các công ty “tiền bối”.
Thứ hai, từ những tính năng được nêu ở trên, ta có thể thấy rõ phần mềm quản lý sản xuất miễn phí cũng được trang bị những tính năng cơ bản mà một hệ thống quản lý cần có, đảm bảo yếu tố “cần” cho những gì mà quy trình sản xuất đòi hỏi trong một công xưởng.
Thêm vào đó, nếu đang là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thì có thể mức độ phức tạp trong quá trình sản xuất của những công ty này là không cao, nên họ cũng không có nhu cầu tìm đến những tính năng đột phá hơn từ phần mềm.
Và lý do cuối cùng, cũng là lí do quyết định nhất cho việc tìm đến phần mềm quản lý sản xuất miễn phí cũng những công ty này: Để áp dụng một hệ thống quản lý sản xuất cho phân xưởng, doanh nghiệp thường tốn rất nhiều thời gian để nghiên cứu về sản phẩm, tìm hiểu và chọn nhà cung cấp, từ đó mới bắt đầu hành trình cộng tác với nhà cung cấp rồi mới đi đến quyết định cuối cùng.
Thay bằng một chuỗi các hoạt động như vậy, để tập trung thời gian và nhân lực cho việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và đầu tư nghiên cứu chất lượng sản phẩm, họ có thể “trải nghiệm” bằng những phần mềm miễn phí như đã được đề cập. Ngoài ra, chi phí triển khai một hệ thống quản lý chính thức còn phải được lo liệu từ khâu liên hệ nhà cung cấp, duyệt phác thảo và dùng thử sản phẩm, đào tạo nhân viên – tiêu tốn công quỹ công ty.
Từ những lý do trên, ta có thể thấy không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm đến những phần mềm quản lý sản xuất miễn phí được Google đề xuất hàng giờ.
Và câu hỏi đặt ra ở đây là, các doanh nghiệp có nên tiếp tục sử dụng phần mềm quản lý sản xuất miễn phí và sử dụng mãi mãi?
Câu trả lời là không, vì:
- Các phần mềm chỉ đáp ứng những chức năng cơ bản, chung chung chứ không hề được cá nhân hóa theo mô hình đặc thù của từng doanh nghiệp, về lâu dài doanh nghiệp sẽ cần một hệ thống toàn diện và giúp quản lý sâu vớ nhiều tác vụ hơn.
- Không phải phần mềm nào cũng miễn phí hoàn toàn mà sẽ yêu cầu trả phí duy trì trong một thời gian ngắn. Và điều này phụ thuộc vào sự lựa chọn của doanh nghiệp, bạn muốn trả phí một lần để sử dụng phần mềm chính thống, mang dấu ấn riêng của công ty và được bảo hành mãi mãi, hay từng lúc rút tiền để đưa vào một phần mềm hoạt động mang tính “thời vụ”?
Vậy, doanh nghiệp của bạn có đang tìm kiếm một hệ thống quản lý sản xuất có thể giải quyết các vấn đề trong phân xưởng, liên hệ hotline 0986.196.838 để được chuyên gia tư vấn từ ITG – ERP Solution hỗ trợ ngay hôm nay.
Analyst Working on Laptop