Cách quản lý kho thông minh với QR code/Barcode

QR code và Barcode là những công cụ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Do đó, sử dụng QR code/Barcode là cách quản lý kho thông minh được nhiều doanh nghiệp tin dùng.

Tổng quan về cách thức quản lý kho với QR code/Barcode

Hoạt động quản lý kho tuy không có nhiều tác vụ phức tạp, nhưng nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ gây thất thoát lãng phí rất lớn. Ngày nay, sự đột phá của công nghệ đã mở ra những hướng tiếp cận mới từ phương pháp cũng như công cụ thực hiện để doanh nghiệp tạo ra sự đột phá kinh doanh. Chuyển đổi nền tảng công nghệ trong quản trị kho là xu thế tất yếu để nâng cao hiệu quả và cải thiện công tác quản trị kho bãi của tổ chức.

Triển khai phần mềm quản lý kho được phát triển trên nền tảng công nghệ tiên tiến, sử dụng QR Code/Barcode trong quản trị là lựa chọn được nhiều doanh nghiệp lớn trong nước và doanh nghiệp FDI tin dùng. Đây là giải pháp kết hợp giữa hệ thống quản lý dữ liệu khoa học, tập trung cùng với hệ thống IoT tiên tiến ,sử dụng máy Handy Terminal – loại máy quét mã nhỏ gọn cầm tay có khả năng đọc mã QR code/Barcode. Thông tin ghi nhận từ máy Handy được đồng bộ với phần mềm quản lý kho thông minh, cung cấp người quản trị một công cụ để quản lý kho toàn diện.

cách quản lý kho
Hoạt động quản lý kho tuy không có nhiều tác vụ phức tạp, nhưng nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ gây thất thoát lãng phí rất lớn

Đọc thêm: Phương pháp quản lý kho hàng thông minh bằng QR code

Quy trình quản lý kho vật tư hàng hóa với QR code/Barcode

Dưới đây là cách quản lý kho vật tư doanh nghiệp với QR code/Barcode:

  • Tiếp nhận vật tư, hàng hóa vào kho: Nhân viên kho sẽ nhập các thông tin sản phẩm vào hệ thống doanh nghiệp như: mã vật tư, tên vật tư lô sản xuất, số lượng hàng hóa, ngày sản xuất, chu kỳ sản xuất… Để hệ thống có thể mã hóa các thông tin cần thiết của hàng hóa, vật tư thành các kí tự. Mã vạch sẽ được dán lên thành phẩm trong kho.
  • Khi nhập kho hoặc xuất kho: Nhân viên kho sẽ dùng máy Handy Terminal quét mã vạch dán trên sản phẩm, thông tin về số lượng nhập/ xuất kho sẽ được máy ghi nhận và tự động đếm số lượng. Đồng thời liên kết với phần mềm để tự động tạo phiếu xuất/nhập kho nhanh chóng chính xác.
  • Kiểm kê vật tư, hàng hóa trong kho: Dùng máy Handy Terminal quét QR code/Barcode trên sản phẩm, thông tin về sản phẩm sẽ hiển thị trên màn hình máy quét.
Sử dụng QR code/Barcode là xu thế tất yếu để quản trị kho thông minh

Đọc thêm: Lập quy trình quản lý kho vật tư hàng hóa cho doanh nghiệp

Lợi ích đem lại đối với cách quản lý kho sử dụng Barcode/QR code

Dưới đây là những lợi ích đem lại khi doanh nghiệp sử dụng QR code/Barcode để quản trị kho:

  • Kiểm kho đơn giản với máy quét mã hoặc đầu đọc mã vạch;
  • Giảm 50% thời gian nhập liệu, giảm 100% các sai sót trong nghiệp vụ quản lý kho;
  • Cho phép kiểm soát thông tin hàng hóa theo thời gian thực;
  • Tiết kiệm thời gian trong định vị khu vực/vị trí của sản phẩm, tiết kiệm thời gian lấy hàng hóa;
  • Cho phép quản lý hàng hóa tại nhiều vị trí, định vị sản phẩm chính xác;
  • Kiểm soát kho nhanh chóng chính xác. Tránh thất thoát, gian lận hàng hóa;
  • Giảm chi phí hoạt động của doanh nghiệp, tăng hiệu quả vốn lưu động
  • Giảm tải công việc nhân viên phụ trách kho;

Việc triển khai QR code/Barcode cho cách quản lý kho thông minh đòi hỏi nhiều nghiệp vụ của nhà cung cấp giải pháp. Trong đó có 3S iWAREHOUSE – giải pháp được cung cấp bởi Công ty CP Giải pháp ERP-ITG. Hệ thống 3S iWarehouse được ITG phát triển trên nền tảng công nghệ tiên tiến, sử dụng QR Code/Barcode để quản trị kho chuyên nghiệp, phù hợp xu thế số. Để được tư vấn sâu hơn về cách thức quản lý kho thông minh, hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi: 0986.196.838

Đọc thêm: Quản lý kho hiệu quả – Cần bắt đầu từ đâu?


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Khó có một phần mềm ERP nào có thể áp dụng 100% cho doanh nghiệp ngay lần đầu triển khai. Do vậy, yêu cầu phát triển các đặc thù riêng (customize) thường được đặt ra. Tuy nhiên, "Có nên tùy chỉnh hệ thống ERP hay không?". Bài viết này sẽ
    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    Sự cố khi triển khai ERP chỉ những việc xảy ra không nằm trong kế hoạch dự định và có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Bài viết này sẽ liệt kê chi tiết những sự cố thường
    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã trở thành một xu hướng tất yếu đối với các tổ chức muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng cạnh tranh.
    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Để ứng dụng hiệu quả và tận dụng tối đa lợi ích của ERP, việc hiểu rõ các phân hệ của phần mềm này là điều cần thiết. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về các phân hệ của ERP và cách lựa chọn chức năng phù hợp
    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để nâng cao hiệu quả quản trị đã trở thành xu hướng của nhiều công ty tại Việt
    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Cơ khí chế tạo là ngành có quy trình quản lý vận hành phức tạp với nhiều hoạt động đan xen, đòi hỏi sự chính xác và tính đồng bộ cao trong tất cả các khâu: Từ thiết kế, mua hàng, sản xuất, lắp ráp đến bảo hành, bảo trì.