ERP Consultant là gì và đóng vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp chắc hẳn là thắc mắc chung của nhiều nhà quản trị. Câu trả lời chi tiết sẽ được chia sẻ trong phần nội dung dưới đây của bài viết.
ERP Consultant là gì?
ERP Consultant là chuyên viên tư vấn ERP. Công việc chính của ERP Consultant là hỗ trợ doanh nghiệp triển khai và sử dụng phần mềm ERP hiệu quả, đảm bảo hệ thống không chỉ đáp ứng mục tiêu hiện tại mà còn hỗ trợ doanh nghiệp phát triển lâu dài. Họ đóng vai trò trung gian quan trọng trong việc trao đổi thông tin nghiệp vụ giữa đơn vị triển khai và doanh nghiệp.
ERP Consultant đóng vai trò quan trọng trong mọi giai đoạn của quá trình triển khai hệ thống ERP, bao gồm:
- Phân tích và đánh giá yêu cầu: Hỗ trợ doanh nghiệp nhận diện các vấn đề trong quy trình hoạt động và đề xuất giải pháp ERP phù hợp.
- Tư vấn lộ trình triển khai: Hỗ trợ lên kế hoạch và vạch ra lộ trình triển khai ERP tối ưu nhất.
- Triển khai và tích hợp: Đảm bảo phần mềm ERP được cấu hình, cài đặt và tích hợp thành công với các hệ thống khác của doanh nghiệp.
- Đào tạo và hỗ trợ vận hành: Hướng dẫn đội ngũ nhân viên sử dụng hệ thống ERP hiệu quả và sẵn sàng hỗ trợ khi gặp sự cố.
Có thể bạn quan tâm:
- Nhân viên kế hoạch sản xuất là gì? Cần chuẩn bị gì?
- Chuẩn bị gì cho vị trí nhân viên bảo trì bảo dưỡng thiết bị sản xuất?
Vì sao doanh nghiệp cần đến ERP Consultant?
Phần mềm ERP là công cụ chiến lược giúp doanh nghiệp quản lý toàn diện các hoạt động từ mua hàng, bán hàng, sản xuất, kho đến tài chính, nhân sự… Tuy nhiên, việc triển khai ERP thường khá phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, doanh nghiệp cần các ERP Consultant để:
Tránh chọn sai hệ thống ERP
Các ERP consultant uy tín thường đã có kinh nghiệm triển khai phần mềm ERP cho nhiều doanh nghiệp nên thông qua việc phân tích hiện trạng, nhu cầu, mục tiêu của tổ chức, họ có thể đưa ra những tư vấn hữu ích giúp doanh nghiệp chọn đúng giải pháp ERP và tùy chỉnh hệ thống phù hợp với đặc thù ngành nghề, nhờ đó tránh việc đầu tư vào những giải pháp không phù hợp, gây tổn thất lớn về kinh tế.
Hạn chế chi phí phát sinh
Lộ trình triển khai ERP thường bao gồm nhiều công đoạn. Nếu doanh nghiệp không có kế hoạch rõ ràng, thời gian xây dựng hệ thống có thể kéo dài hơn dự kiến, dẫn đến chi phí triển khai bị đội lên. Để giúp doanh nghiệp hạn chế các chi phí phát sinh ngoài mong muốn, ERP consultant sẽ thiết kế lộ trình triển khai tối ưu nhất, đảm bảo các yếu tố về thời gian và nguồn lực, mang lại sự hài lòng cho khách hàng.
Xem thêm: 10 bước triển khai ERP hiệu quả cho doanh nghiệp
Giảm thiểu rủi ro triển khai thất bại
ERP là một hệ thống lớn nên quá trình triển khai thường tiềm ẩn nhiều vấn đề rủi ro, đặc biệt là khi doanh nghiệp không có kinh nghiệm trong việc xây dựng hệ thống ERP. Vì vậy, doanh nghiệp cần ERP consultant để tư vấn cũng như cung cấp các giải pháp triển khai và quản lý phần mềm ERP hiệu quả
Nhiệm vụ của ERP consultant
Vai trò của ERP consultant được thể hiện ở 4 khía cạnh chính gồm:
- Khảo sát và phân tích hiện trạng: Đánh giá chi tiết về cơ sở hạ tầng, các quy trình nghiệp vụ và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch dự án: Xây dựng lộ trình triển khai với các mốc thời gian, ngân sách và nguồn lực cần thiết.
- Triển khai hệ thống: Tích hợp và kiểm thử phần mềm để đảm bảo tính tương thích với quy trình doanh nghiệp.
- Hỗ trợ vận hành và cải tiến: Theo dõi và tối ưu hóa hệ thống sau khi đi vào hoạt động.
5 Tiêu chí cần biết để lựa chọn được ERP Consultant chuyên nghiệp
Bằng cách tham khảo 5 tiêu chí đánh giá dưới đây, doanh nghiệp có thể chọn lựa được ERP Consultant phù hợp cho mình:
Kinh nghiệm triển khai
Khi lựa chọn ERP consultant, doanh nghiệp nên ưu tiên những người đã có kinh nghiệm triển khai phần mềm ERP cho các đơn vị cùng ngành, cùng quy mô. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa kinh nghiệm thực tế của consultant để có được giải pháp phù hợp nhất với đặc thù ngành nghề và quy mô của doanh nghiệp.
Kiến thức chuyên môn
ERP consultant cần có kiến thức chuyên môn sâu rộng về tất cả các phần mềm ERP trên thị trường (bao gồm cả phần mềm ERP ngoài và ERP nội), hiểu rõ mọi chức năng của hệ thống ERP cũng như khả năng tùy chỉnh của mỗi loại để có thể đưa ra những tư vấn chính xác nhất cho doanh nghiệp.
Khả năng cập nhật công nghệ và xu hướng tốt
Một ERP consultant chuyên nghiệp không chỉ cần có sự am hiểu ERP mà còn phải liên tục cập nhật những công nghệ và xu hướng mới nhất trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp. Họ cần có khả năng phân tích, đánh giá, đề xuất giải pháp ERP phù hợp với đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp ở từng giai đoạn, từ đó mang lại những giá trị tốt nhất cho tổ chức nhận tư vấn.
Kỹ năng tư vấn
ERP consultant không đơn thuần chỉ là chuyên gia công nghệ mà họ còn là người tư vấn, kết nối với các bên liên quan (doanh nghiệp và nhà cung cấp). Vì vậy, lắng nghe, thấu hiểu và truyền đạt thông tin rõ ràng là nền tảng cần thiết mà một ERP consultant cần có. Họ cần đảm bảo rằng có thể tương tác hiệu quả với mọi đối tượng khác nhau trong doanh nghiệp, từ ban lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược đến người dùng cuối trực tiếp làm việc với hệ thống để tư vấn và đưa ra giải pháp phù hợp, đáp ứng nhu cầu của từng bộ phận.
Dịch vụ hỗ trợ
Dịch vụ hỗ trợ sau triển khai là một phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng giải pháp ERP. Một ERP consultant chuyên nghiệp cần đảm bảo hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời ngay cả sau khi hệ thống đã hoàn thành. Điều này đảm bảo rằng hệ thống ERP luôn hoạt động ổn định, hiệu quả và đáp ứng được những yêu cầu thay đổi của doanh nghiệp.
ERP Consultant không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa việc triển khai hệ thống ERP mà còn mang lại giá trị lâu dài thông qua việc cải thiện quy trình và nâng cao năng suất. Nếu doanh nghiệp của bạn đang cân nhắc triển khai ERP, hãy tìm đến một đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp để đảm bảo thành công.