Doanh nghiệp gặp phải những khó khăn gì khi triển khai hệ thống ERP?

Quản trị doanh nghiệp bằng hệ thống quản trị tổng thể ERP có lẽ không còn là vấn đề xa lạ đối với nhiều nhà quản trị doanh nghiệp hiện nay. Những lợi ích to lớn mà ERP mang lại cho doanh nghiệp là không thể phủ nhận, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn lưỡng lự trong việc quyết định có nên triển khai ERP hay không. Đó là bởi việc triển khai hệ thống ERP đòi hỏi doanh nghiệp dành nhiều thời gian, công sức, và đặc biệt là vốn đầu tư. Vì vậy, trước khi quyết định sử dụng hệ thống ERP, bên cạnh những lợi ích của ERP, doanh nghiệp cũng cần nhận định rõ những khó khăn có thể gặp phải để đưa ra những quyết định đúng đắn.

  1. Chi phí triển khai ERP lớn

Chi phí mà doanh nghiệp cần bỏ ra để triển khai một hệ thống ERP là thách thức khá lớn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh không ổn định, vòng quay vốn lớn. Các hệ thống quản trị doanh nghiệp ERP trên thế giới đều rất đắt đỏ. Bên cạnh chi phí tư vấn, triển khai phần mềm, doanh nghiệp còn phải bỏ ra một khoản chi phí bản quyền khá lớn cho nhà sản xuất ngoại, ước chừng tương đương với khoản chi phí cho nhà tư vấn, triển khai phần mềm.

Chi phí đầu tư cho một hệ thống ERP là một khoản đầu tư không hề nhỏ, vì vậy doanh nghiệp cần phải cân nhắc kĩ lưỡng trước khi lựa chọn triển khai hệ thống ERP cũng như lựa chọn nhà cung cấp uy tín cho doanh nghiệp của mình.

  1. Sự phản đối trong nội bộ doanh nghiệp

Một khó khăn mà doanh nghiệp thường gặp phải trước khi quyết định lựa chọn triển khai hệ thống ERP là sự phản đối của cán bộ, nhân viên trong công ty. Nếu doanh nghiệp không làm tốt công tác truyền thông để thuyết phục nhân viên đồng ý sử dụng hệ thống ERP thì doanh nghiệp sẽ gặp phải thách thức lớn khi lãnh đạo và nhân viên không thống nhất được quan điểm.

Nhiều nhân viên từ chối sử dụng ERP vì họ cảm thấy hài lòng với phần mềm riêng lẻ họ đang sử dụng hoặc họ không muốn thay đổi. Việc đổi sang hệ thống mới sẽ khiến họ mất nhiều thời gian để làm quen mà hiệu quả thì chưa được kiểm chứng. Vì thế việc truyền thông về lợi ích của ERP trong nội bộ doanh nghiệp trước khi triển khai là vô cùng quan trọng. Hơn thế nữa, dữ liệu của từng phòng ban trước đây là tài sản riêng, các phòng ban khác khi muốn truy xuất dữ liệu thì phải được cho phép, nhưng với ERP thì mọi dữ liệu trong doanh nghiệp đều được công khai làm nhiều phòng ban cảm thấy mất đặc quyền sở hữu dữ liệu. Chính vì thế lãnh doanh nghiệp và các bộ phận, phòng ban cần có quan điểm thống nhất trước khi triển khai ERP để sử dụng hệ thống này một cách trơn tru và hiệu quả nhất.

 

Việc triển khai hệ thống ERP còn gặp nhiều khó khăn

 

  1. Sự không thống nhất giữa doanh nghiệp và đơn vị cung ứng

Việc trao đổi, truyền đạt thông tin giữa doanh nghiệp và đơn vị cung cấp giải pháp có thể xảy ra nhiễu, khiến hai bên không hiểu nhau, dẫn đến nhiều trục trặc trong việc triển khai hệ thống ERP. Do quá trình triển khai ERP là một quá trình dài, trong quá trình đó có thể có nhiều vấn đề phát sinh, cũng như có nhiều thay đổi trong doanh nghiệp, vậy nên hai bên phải thông báo cho nhau chính xác và kịp thời để xác định những vấn đề mà cả hai bên đã, đang và sẽ cần hoàn thiện. Bởi nếu nhà cung cấp không thực sự nắm rõ được yêu cầu của doanh nghiệp thì sẽ tư vấn sai cho doanh nghiệp hoặc thiết kế hệ thống ERP không phù hợp với mô hình của doanh nghiệp, từ đó gây lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc của cả hai bên.

Để khắc phục được vấn đề này, doanh nghiệp nên tìm hiểu kĩ lưỡng về hệ thống ERP trước khi tiến hành trao đổi, còn về phía đơn vị cung cấp, cần tìm ra cách diễn đạt trực quan nhất, dễ hiểu nhất để doanh nghiệp có được cái nhìn chính xác nhất về hệ thống ERP, như vậy việc hợp tác triển khai về lâu dài sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Mặc dù ERP là một hệ thống phức tạp với rất nhiều module với quá trình triển khai còn vướng phải nhiều rào cản, nhưng không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp ngại khó mà không triển khai, bởi khi đã áp dụng thành công thì những lợi ích mà ERP mang lại cho doanh nghiệp là vô cùng to lớn. Bởi vậy, trước khi quyết định triển khai hệ thống ERP, doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến từ chính các công ty cung cấp giải pháp để có được quyết định sáng suốt và đúng đắn nhất.


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Khó có một phần mềm ERP nào có thể áp dụng 100% cho doanh nghiệp ngay lần đầu triển khai. Do vậy, yêu cầu phát triển các đặc thù riêng (customize) thường được đặt ra. Tuy nhiên, "Có nên tùy chỉnh hệ thống ERP hay không?". Bài viết này sẽ
    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    Sự cố khi triển khai ERP chỉ những việc xảy ra không nằm trong kế hoạch dự định và có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Bài viết này sẽ liệt kê chi tiết những sự cố thường
    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã trở thành một xu hướng tất yếu đối với các tổ chức muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng cạnh tranh.
    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Để ứng dụng hiệu quả và tận dụng tối đa lợi ích của ERP, việc hiểu rõ các phân hệ của phần mềm này là điều cần thiết. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về các phân hệ của ERP và cách lựa chọn chức năng phù hợp
    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để nâng cao hiệu quả quản trị đã trở thành xu hướng của nhiều công ty tại Việt