Khi nào doanh nghiệp cần đến sự “cứu trợ” từ giải pháp ERP

Khi việc kinh doanh phát triển, chủ doanh nghiệp thường nhận ra hệ thống và những quy trình làm việc cũ không còn hiệu quả nữa. Đây cũng là lúc công ty phải cân nhắc triển khai giải pháp ERP

Đặc điểm của giải pháp ERP cho doanh nghiệp

Nhìn chung, đặc điểm nổi bật của ERP là có thể mở rộng và phát triển theo thời gian tùy theo từng loại hình của từng doanh nghiệp mà không hề gây ảnh hưởng đến cấu trúc của chương trình.

giải pháp erp

ERP giúp loại bỏ các phần mềm đơn lẻ trong các bộ phận của một doanh nghiệp và thay thế chúng bằng một phần mềm hợp nhất dựa trên một cơ sở dữ liệu tập trung. Phần mềm ERP cho doanh nghiệp rất linh động trong việc đáp ứng nhu cầu riêng biệt của từng doanh nghiệp.

>>>Đọc thêm: Bài toán triển khai giải pháp ERP cho DN vừa và lớn

5 dấu hiệu công ty đang cần giải pháp ERP

  1. Dữ liệu khó truy cập

Trong khi công việc kinh doanh tạo ra rất nhiều thông tin thì nhân viên công ty lại khó tiếp cận được những thông tin này. Mỗi lần ai có hỏi về doanh số trung bình biên hay chỉ số đo lường như số đơn hàng mỗi ngày hay lượng sales cập nhật, bạn cần phải mất rất nhiều thời gian để lấy và phân loại thông tin. Trường hợp xuất ra báo cáo còn phải lâu hơn nữa

Nếu nói về tính tự động, di động và tích hợp thông tin thì giải pháp ERP vượt trội hơn hẳn những hệ thống đơn lẻ và bảng tính Excel cần phải liên tục cập nhật và tinh chỉnh bằng tay.

Nhân viên toàn công ty cần tiếp cận được những thông tin chủ chốt càng nhanh càng tốt để bắt kịp nhịp độ của yêu cầu từ công việc. Với hệ thống ERP, không chỉ các quản lý có thể theo dõi hoạt động kinh doanh bất cứ lúc nào mà các nhân viên cũng có thể truy cập các thông tin cần thiết để làm việc hiệu quả hơn.

  1. Quá nhiều phần mềm cho các quy trình khác nhau

Sự thiếu nhất quán trong hệ thống có thể tàn phá cả một quá trình. Bắt đầu ở các hệ thống đầu-cuối hoạt động tách biệt với nhau khiến thông tin không chính xác từ doanh số bán hàng ảnh hưởng tiêu cực đến quản lý tồn kho. Kế đó bộ phận kế toán cũng không nhận được thông tin chính thức, kéo theo một loạt các hệ lụy cho ngân sách marketing và lương bổng.

Trong trường hợp đó, giải pháp ERP chính là liều thuốc giải gom các hệ thống hiện hành lại thành một. Với một nguồn thông tin, dữ liệu cung cấp sẽ chính xác, thực tế hơn. Phần mềm ERP sẽ tích hợp các hệ thống để các hoạt động kinh doanh đều dựa trên một cơ sở dữ liệu đơn lẻ.

  1. Bộ phận kế toán gặp nhiều khó khăn

Kế toán là bộ phận nhạy cảm nhất với bất kỳ thay đổi gì trong doanh nghiệp. Nếu như nhân viên kế toán của bạn mất hàng giờ mỗi tuần để nhập tay những hóa đơn giấy, đơn đặt hàng và củng cố thông tin tài chính thông qua vô số bảng tính Excel, thì bạn cần nghiêm túc cân nhắc một giải pháp tốt hơn.

Thời gian tiết kiệm mà ERP có thể đem lại khi dùng hệ thống xử lý các công việc trên là một lợi thế vô cùng lớn thứ nhất. Độ chính xác và phân tích các con số trong kinh doanh là lợi thế thứ hai.

  1. Tồn kho và dữ liệu khách hàng được lưu trữ độc lập

Khi doanh số bán hàng, tồn kho và dữ liệu khách hàng được lưu trữ tách biệt, nó có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng không chỉ trong nội bộ công ty mà còn ảnh hướng đến trải nghiệm của khách hàng.

Một giải pháp ERP tốt với đầy đủ các tính năng điện toán đám mây và công cụ phân tích sẽ giúp công ty vượt qua các thử thách nói trên.

  1. Quản trị kém và cơn ác mộng của IT

‘Quá phức tạp’, ‘tốn kém’ và ‘tốn thời gian’ là ba từ thường nghe nhất trong mô tả quản lý IT trong một công ty có nhiều hệ thống. Điều chỉnh, tích hợp và bảo trì những hệ thống này với các bản sửa lỗi và nâng cấp sẽ ngày ngày tiêu hao nguồn lực. Khắp các phòng ban, lời phàn nàn về các chi tiết công việc bị bỏ sót, những động tác quan trọng bị bỏ qua và các nguồn lực đang không được quản lý đúng đắn.

>>>Đọc thêm: ERP – Khi giấc mơ không phải màu hồng

Một hệ thống ERP sẽ giúp công ty giải quyết vấn đề bằng cách áp dụng các quy trình công việc vào từng phòng ban, có thể thay đổi được khi cần thiết. Khi các những quy trình liên quan đến những phòng ban này, bạn có thể giải quyết những rắc rối quản lý.


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Khó có một phần mềm ERP nào có thể áp dụng 100% cho doanh nghiệp ngay lần đầu triển khai. Do vậy, yêu cầu phát triển các đặc thù riêng (customize) thường được đặt ra. Tuy nhiên, "Có nên tùy chỉnh hệ thống ERP hay không?". Bài viết này sẽ
    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    Sự cố khi triển khai ERP chỉ những việc xảy ra không nằm trong kế hoạch dự định và có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Bài viết này sẽ liệt kê chi tiết những sự cố thường
    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã trở thành một xu hướng tất yếu đối với các tổ chức muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng cạnh tranh.
    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Để ứng dụng hiệu quả và tận dụng tối đa lợi ích của ERP, việc hiểu rõ các phân hệ của phần mềm này là điều cần thiết. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về các phân hệ của ERP và cách lựa chọn chức năng phù hợp
    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để nâng cao hiệu quả quản trị đã trở thành xu hướng của nhiều công ty tại Việt
    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Cơ khí chế tạo là ngành có quy trình quản lý vận hành phức tạp với nhiều hoạt động đan xen, đòi hỏi sự chính xác và tính đồng bộ cao trong tất cả các khâu: Từ thiết kế, mua hàng, sản xuất, lắp ráp đến bảo hành, bảo trì.