Tìm hiểu tiêu chuẩn ISO/IEC 9126 dành cho các phần mềm doanh nghiệp

Tiêu chuẩn ISO/IEC 9126 là một tiêu chuẩn quốc tế để đánh giá chất lượng các phần mềm doanh nghiệp. ISO/IEC 9126 được giám sát bởi ISO 25000:2005 dựa trên các khái niệm chung tương đương nhau.

Tiêu chuẩn ISO/IEC 9126 là gì?

ISO/IEC 9126 là tiêu chuẩn quốc tế đánh giá phần mềm. Trên thực tế, tiêu chuẩn ISO/IEC 9126 được mô tả là một phương pháp phân loại và chia nhỏ những thuộc tính chất lượng, nhằm tạo nên những đại lượng đo đếm được dùng để kiểm định chất lượng của sản phẩm phần mềm. Các cấp độ của mô hình trên bao gồm:

  • ISO/IEC 9126-1 trình bày về mô hình chất lượng sản phẩm phần mềm.
  • ISO/IEC 9126-2 trình bày về các phép đánh giá ngoài.
  • ISO/IEC 9126-3 trình bày về các phép đánh giá trong.
  • ISO/IEC 9126-4 các phép đánh giá cho chất lượng sản phẩm phần mềm trong quá trình sử dụng.
phần mềm doanh nghiệp
ISO/IEC 9126 là tiêu chuẩn quốc tế đánh giá phần mềm

Đọc thêm: Tại sao chi phí các phần mềm ERP ở Việt Nam thấp hơn so với quốc tế

Đâu là phần mềm doanh nghiệp đạt chuẩn ISO/IEC 9126?

1. Tính chức năng

Khả năng của phần mềm cung cấp các chức năng đáp ứng được nhu cầu sử dụng khi phần mềm làm việc trong điều kiện cụ thể.

  • Tính phù hợp: là khả năng của một phần mềm có thể cung cấp một tập các chức năng thích hợp cho công việc cụ thể phục vụ mục đích của người sử dụng.
  • Tính chính xác: là khả năng của phần mềm có thể cung cấp các kết quả hay hiệu quả đúng đắn hoặc chấp nhận được với độ chính xác cần thiết.
  • Khả năng làm việc hợp tác: khả năng tương tác với một hoặc một vài hệ thống cụ thể của phần mềm.
  • Tính an toàn: khả năng bảo vệ thông tin và dữ liệu của sản phẩm phần mềm, sao cho những người, hệ thống không được phép thì không thể truy cập, đọc hay chỉnh sửa chúng.
  • Tính tuân thủ chức năng: các phần mềm theo các chuẩn, quy ước, quy định.

Đọc thêm: Tầm quan trọng của công nghệ đối với chiến lược chinh phục khách hàng FDI của DN Việt

2. Tính tin cậy

Là khả năng của phần mềm có thể hoạt động ổn định trong những điều kiện cụ thể.

  • Tính chính xác: khả năng tránh các kết quả sai.
  • Khả năng chịu lỗi: khả năng của phần mềm hoạt động ổn định tại một mức độ cả trong trường hợp có lỗi xảy ra ở phần mềm hoặc có những vi phạm trong giao diện.
  • Khả năng phục hồi: khả năng của phần mềm có thể tái thiết lại hoạt động tại một mức xác định và khôi phục lại những dữ liệu có liên quan trực tiếp đến lỗi.
  • Tính tuân thủ tin cậy: phần mềm thoả mãn các chuẩn, quy ước, quy định.

Đọc thêm: Tìm hiểu về Big Data và ứng dụng đối với DN

3. Tính khả dụng

Là khả năng của phần mềm có thể hiểu được, học được, sử dụng được và hấp dẫn người sử dụng trong từng trường hợp sử dụng cụ thể.

  • Có thể hiểu được: người sử dụng có thể hiểu được xem phần mềm có hợp với họ không và và sử dụng chúng thế nào cho những công việc cụ thể.
  • Có thể học được: người sử dụng có thể học các ứng dụng của phần mềm
  • Có thể sử dụng được: khả năng của phần mềm cho phép người sử dụng sử dụng và điều khiển nó.
  • Tính hấp dẫn: khả năng hấp dẫn người sử dụng của phần mềm.
  • Tính tuân thủ khả dụng: phần mềm thoả mãn các chuẩn, quy ước, quy định.

Đọc thêm: Ứng dụng công nghệ 4.0 vào doanh nghiệp để tối ưu chỉ số OEE

4. Tính hiệu quả

Khả năng của phần mềm có thể hoạt động một cách hợp lý, tương ứng với lượng tài nguyên nó sử dụng, trong điều kiện cụ thể.

  • Đáp ứng thời gian: khả năng của phần mềm có thể đưa ra trả lời, thời gian xử lý và một tốc độ thông lượng hợp lý khi thực hiện công việc của mình, dưới điều kiện làm việc xác định.
  • Tận dụng tài nguyên: khả năng của phần mềm có thể sử dụng một số lượng, một loại tài nguyên hợp lý để thực hiện công việc trong những điều kiện cụ thể.
  • Tính tuân thủ hiệu quả: thoả mãn các chuẩn, quy ước, quy định.

Đọc thêm: Những vấn đề cơ bản trong quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ

5. Khả năng bảo hành, bảo trì

Khả năng của phần mềm có thể chỉnh sửa.

  • Việc chỉnh sửa bao gồm: sửa lại cho đúng, cải tiến và làm phần mềm thích nghi được với những thay đổi của môi trường, của yêu cầu và của chức năng xác định.
  • Có thể phân tích được: phần mềm có thể được chẩn đoán để tìm những thiếu sót hay những nguyên nhân gây lỗi hoặc để xác định những phần cần sửa.
  • Có thể thay đổi được: phần mềm có thể chấp nhận một số thay đổi cụ thể trong quá trình triển khai.
  • Tính bền vững: khả năng tránh những tác động không mong muốn khi chỉnh sửa phần mềm.
  • Có thể kiểm tra được: khả năng cho phép phần mềm chỉnh sửa có thể được đánh giá.
  • Khả năng tuân thủ bảo trì: thoả mãn các chuẩn, quy ước, quy định.
Các tiêu chuẩn chung trong lĩnh vực phần mềm nhằm đảm bảo chất lượng sử dụng cho người dùng

Đọc thêm: Giải pháp quản trị doanh nghiệp là gì? Vì sao vẫn còn DN triển khai chưa thành công?

6. Tính khả chuyển

Là khả năng của phần mềm cho phép nó có thể được chuyển từ môi trường này sang môi trường khác.

  • Khả năng thích nghi: khả năng của phần mềm có thể thích nghi với nhiều môi trường khác nhau mà không cần phải thay đổi.
  • Có thể cài đặt được: phần mềm có thể cài đặt được trên những môi trường cụ thể.
  • Khả năng cùng tồn tại: phần mềm có thể cùng tồn tại với những phần mềm độc lập khác trong một môi trường chung, cùng chia sẻ những tài nguyên chung.
  • Khả năng thay thế: phần mềm có thể dùng thay thế cho một phần mềm khác, với cùng mục đích và trong cùng môi trường.
  • Tính tuân thủ khả chuyển: thoả mãn các chuẩn, quy ước, quy định.

Đọc thêm: Bí quyết tăng 50% lợi nhuận doanh nghiệp với phần mềm quản lý ERP

Sử dụng những phần mềm doanh nghiệp đạt chuẩn ISO/IEC 9126 đem lại lợi ích gì?

Sử dụng và vận hành những phần mềm doanh nghiệp đạt chuẩn tiêu chuẩn ISO/IEC 9126 giúp người dùng nâng cao chất lượng sử dụng, cho phép đạt được những mục đích cụ thể với sự hiệu quả, tính năng suất, tính an toàn và tính thỏa mãn, biểu hiện qua:

  • Tính hiệu quả: Phần mềm cho phép người sử dụng đạt được mục đích một cách chính xác và hoàn toàn, trong điều kiện làm việc cụ thể.
  • Tính năng suất: Phần mềm cho phép người sử dụng sử dụng lượng tài nguyên hợp lý tương đối để thu được hiệu quả công việc trong những hoàn cảnh cụ thể.
  • Tính an toàn: Phần mềm có thể đáp ứng mức độ rủi ro chấp nhận được đối với người sử dụng, phần mềm, thuộc tính, hoặc môi trường trong điều kiện cụ thể.
  • Tính thỏa mãn: Phần mềm có khả năng làm thỏa mãn người sử dụng trong từng điều kiện cụ thể.

Đọc thêm: Các công nghệ sản xuất thông minh mới nhất năm 2020

Kết

Tiêu chuẩn ISA/IEC 9126 là một tiêu chuẩn quan trọng đối với mọi doanh nghiệp khi tiến hành triển khai và đưa vào vận hành các phần mềm doanh nghiệp được xây dựng trên các giải pháp công nghệ tiên tiến. Doanh nghiệp có thể dùng ISO/IEC 9126 làm cơ sở tham khảo để xây dựng quy trình trao đổi thông tin nhất quán không chỉ giữa nhà cung cấp và nhà sản xuất mà còn với bộ phận CNTT, kỹ thuật và các bộ phận khác.

Để được tư vấn về mô hình phần mềm doanh nghiệp 4.0 theo tiêu chuẩn ISO/IEC 9129, bạn có thể liên hệ tới số hotline của ITG: 0986.196.838. Chúng tôi rất sẵn lòng tư vấn và đồng hành cùng bạn!

Đọc thêm: Ứng dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp – Để không lỡ “chuyến tàu 4.0”


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    Sự cố khi triển khai ERP chỉ những việc xảy ra không nằm trong kế hoạch dự định và có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Bài viết này sẽ liệt kê chi tiết những sự cố thường
    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã trở thành một xu hướng tất yếu đối với các tổ chức muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng cạnh tranh.
    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Để ứng dụng hiệu quả và tận dụng tối đa lợi ích của ERP, việc hiểu rõ các phân hệ của phần mềm này là điều cần thiết. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về các phân hệ của ERP và cách lựa chọn chức năng phù hợp
    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để nâng cao hiệu quả quản trị đã trở thành xu hướng của nhiều công ty tại Việt
    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Cơ khí chế tạo là ngành có quy trình quản lý vận hành phức tạp với nhiều hoạt động đan xen, đòi hỏi sự chính xác và tính đồng bộ cao trong tất cả các khâu: Từ thiết kế, mua hàng, sản xuất, lắp ráp đến bảo hành, bảo trì.
    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP được thiết kế phù hợp với đặc thù ngành sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các bài toán liên quan đến lập kế hoạch, quản lý nhu cầu và hoạch định nguồn lực,... Cùng giaiphaperp.vn tìm hiểu chi tiết hơn