Yếu tố ảnh hưởng chi phí triển khai phần mềm ERP?

Kinh phí khi triển khai phần mềm ERP có rất nhiều vấn đề doanh nghiệp cần phải cân nhắc. Vậy chi phí triển khai một hệ thống ERP hoàn chỉnh phụ thuộc những yếu tố nào?

phan-mem-erp

Triển khai phần mềm ERP phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố

>>Đọc thêm: 8 lý do tại sao hệ thống ERP quan trọng

1. Quy mô doanh nghiệp và số lượng người dùng

Chi phí triển khai phần mềm ERP sẽ thay đổi tùy theo quy mô của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp càng lớn sẽ có cơ sở số lượng người dùng (user) càng nhiều, như vậy mức chi phí bỏ ra sẽ rất cao. Bởi nhà triển khai sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề phức tạp hơn nhằm đảm bảo một hệ thống trơn tru.

Trong quy mô còn có yếu tố con người là chi phí đào tạo. Sử dụng phần mềm ERP, bạn sẽ phải đầu tư những chi phí ban đầu liên quan đến việc đào tạo nhân viên của bạn về các chiến thuật chuyên sâu và cách sử dụng hệ thống. Cũng có chi phí liên quan đến đào tạo liên tục, đặc biệt là đào tạo tại chỗ khi cần thiết.

Mặc dù vấn đề này không liên quan trực tiếp tới việc triển khai một hệ thống ERP, thế nhưng đó cũng là một khoản chi phí bạn cần lưu ý khi quyết định bắt đầu.

>>>Đọc thêm: Bài toán nhân sự khi triển khai ERP

2. Số lượng module phân hệ có trong phần mềm

Bên cạnh đó các chức năng được bao gồm trong phần mềm cũng quyết định phần mềm ERP có giá bao nhiêu. Các nhà quản lý cấp cao thường có xu hướng yêu cầu thêm rất nhiều tùy biến trong quá trình triển khai để đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu đặc thù của doanh nghiệp. Những yêu cầu này đòi hỏi sự phức tạp hơn khi triển khai và nếu có thêm các phân hệ nâng cao thì chi phí triển khai sẽ càng lớn.

Hầu hết các dịch vụ ERP đều có rất nhiều ứng dụng và điều quan trọng là bạn phải đánh giá các yêu cầu của mình để không mua các mô-đun không cần thiết. Ngoài ra, hầu hết các nhà cung cấp ERP sẽ xem xét số lượng người dùng đã mua và cung cấp giảm giá khối lượng khi số lượng tăng lên.

phan-mem-erp

Số lượng module càng lớn thì chi phí phải bỏ ra của doanh nghiệp càng nhiều

3. Chi phí tư vấn, khảo sát và triển khai

Trước khi bắt đầu cho triển khai, sẽ có rất nhiều khoản phí phát sinh, trong đó có chi phí thực hiện.

Chi phí thực hiện bao gồm: tư vấn, khảo sát, lập kế hoạch và tổ chức dự án của bạn, thiết kế phần mềm, cài đặt phần mềm, định cấu hình hệ thống, đào tạo và bàn giao.

Một số doanh nghiệp thường bỏ qua bước này, thế nhưng để tìm ra được một phần mềm ERP thực sự phù hợp với doanh nghiệp của mình thì các nhà triển khai phải thực hiện quy trình đánh giá một cách kỹ càng. Quy trình đó sẽ có tư vấn tới doanh nghiệp, khảo sát thực tế môi trường làm việc hiện tại rồi tới các bản nháp của phần mềm. Một chu trình như này thường kéo dài và thực hiện lặp lại nhiều lần cho tới khi tìm ra bản ưng ý nhất và phù hợp nhất với doanh nghiệp. Chi phí bỏ ra là không nhỏ, nhưng nó là một khoản đáng bỏ ra của doanh nghiệp.

phan-mem-erp

Thực hiện là bước quan trọng để hiểu được vấn đề thực sự của doanh nghiệp

4. Lựa chọn đơn vị triển khai

Chi phí triển khai được quyết định phần lớn bởi đơn vị triển khai. Các nhà cung cấp phần mềm càng có tên tuổi thì chi phí sẽ càng cao.

Các doanh nghiệp khi bắt đầu triển khai sẽ đau đầu không biết nên lựa chọn doanh nghiệp ‘’nội’’ hay ‘’ngoại’’. Một số doanh nghiệp cho rằng, chỉ cần tìm ra được một giải pháp ‘’xịn’’ từ nhà triển khai có tên tuổi của nước ngoài sẽ không cần lo lắng gì. Đồng ý mà nói, họ có chuyên môn và trình độ nghiệp vụ cao, thế nhưng chi phí để bỏ ra sẽ từ vài triệu USD.

Đó là một con số khổng lồ không phải doanh nghiệp nào cũng có thể bỏ ra, nhất là ở Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh thu của họ thường 100 tỷ VND/năm. Các doanh nghiệp trên có thể tìm tới giải pháp ‘’nội’’ với chi phí chỉ bằng 1/10 chi phí triển khai các phần mềm ERP ngoại.

Lựa chọn đơn vị cung cấp nào cũng cần phải cân nhắc để tránh việc phải ngừng lại giữa chừng do không đủ kinh phí nhằm tiếp tục dự án.

>>>Đọc thêm: Bài toán triển khai ERP cho doanh nghiệp


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Khó có một phần mềm ERP nào có thể áp dụng 100% cho doanh nghiệp ngay lần đầu triển khai. Do vậy, yêu cầu phát triển các đặc thù riêng (customize) thường được đặt ra. Tuy nhiên, "Có nên tùy chỉnh hệ thống ERP hay không?". Bài viết này sẽ
    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    Sự cố khi triển khai ERP chỉ những việc xảy ra không nằm trong kế hoạch dự định và có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Bài viết này sẽ liệt kê chi tiết những sự cố thường
    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã trở thành một xu hướng tất yếu đối với các tổ chức muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng cạnh tranh.
    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Để ứng dụng hiệu quả và tận dụng tối đa lợi ích của ERP, việc hiểu rõ các phân hệ của phần mềm này là điều cần thiết. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về các phân hệ của ERP và cách lựa chọn chức năng phù hợp
    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để nâng cao hiệu quả quản trị đã trở thành xu hướng của nhiều công ty tại Việt
    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Cơ khí chế tạo là ngành có quy trình quản lý vận hành phức tạp với nhiều hoạt động đan xen, đòi hỏi sự chính xác và tính đồng bộ cao trong tất cả các khâu: Từ thiết kế, mua hàng, sản xuất, lắp ráp đến bảo hành, bảo trì.