03 xu hướng phát triển của doanh nghiệp thực phẩm

Xây dựng chuỗi giá trị

Nhằm nâng cao giá trị sản phẩm thì việc phát triển theo chuỗi giá trị là con đường đúng đắn nhất của doanh nghiệp công nghiệp thực phẩm. Tại hội nghị Vietnam Foodexpo 2017, một chuyên gia tới từ châu Âu đã chia sẻ: phát triển theo chuỗi giá trị thực phẩm không chỉ Việt Nam cần chú trọng , mà các nước phát triển ở châu Âu các doanh nghiệp cũng phải chú trọng tới vấn đề này.

Đó là, doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất thực phẩm phải quan tâm tới việc nâng cao giá trị lợi nhuận của nông dân, từ lợi ích của họ sẽ làm họ ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc đảm bảo chất lượng mỗi sản phẩm. Từ đó nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm đối với chính mỗi sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng, hiệp hội có chức năng kiểm tra, kiểm soát. Áp dụng các qui trình quản lý chất lượng ở các khâu trung gian từ vận chuyển, bảo quản, sơ chế, chế biến đều để đảm bảo sự an toàn cho người tiêu dùng.

Sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận với thị trường tiềm năng với lượng tiêu thụ rộng lớn của EU. Nhưng để tiếp cận được thị trường rộng lớn này, thì các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào chuỗi giá trị, đầu tư hơn nữa cho việc sản xuất các sản phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng, nguuồn gốc rõ ràng có thể truy xuất sẽ là yếu tố mang tính quyết định.

Một trong những tiêu chí quyết định sự phát triển bền vững của ngành chế biến thực phẩm là phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Để đạt được kết quả trên thì việc cần thiết phải xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng trong toàn bộ chuỗi sản xuất, từ sản xuất nguyên liệu tới đơn vị vận chuyển, bảo quản, sơ chế, bán lẻ và cả người tiêu dùng.

Từ nay đến năm 2025, dân số thế giới ở mức ổn định nên nhu cầu về thực phẩm của thế giới không có sự gia tăng đột biến. Nhưng, nhu cầu về các sản phẩm thực phẩm sẽ thay đổi, việc sử dụng thực phẩm cơ bản sẽ dần dần chuyển dịch sang sử dụng thực phẩm có chất lượng cao. Điều này bắt buộc doanh nghiệp chế biến thực phẩm không chỉ dừng lại ở việc sản xuất đủ thực phẩm, mà trên hết sẽ phải những sản xuất thực phẩm đảm bảo an toàn.

Quy hoạch vùng nguyên liệu

Theo nhận định của nhiều chuyên gia đầu ngành thì ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam hiện tại vẫn còn rất nhiều hạn chế, sản xuất còn manh mún, mức độ đầu tư chưa lớn, chưa có được sự tập trung để tạo ra các sản phẩm có giá trị cao.

Như hiện nay chúng ta đều biết Việt Nam xuất khẩu một lượng lớn nông sản, thực phẩm, song đa phần ở dạng thô, chưa có nhiều sản phẩm chế biến sâu để mang lại giá trị gia tăng cao. Việc hạn chế về vốn và công nghệ là nguyên nhân của điều này.

Đơn giản như theo số liệu của ngành hồ tiêu thì Việt Nam hiện nay chiếm 60% sản lượng hồ tiêu xuất khẩu của thế giới, sản lượng xuất khẩu hàng năm tới 200.000 tấn. Nhưng một điều đáng buồn là giá trị thu về lại thấp so với nhiều quốc gia khác vì chúng ta xuất khẩu thô hoặc sơ chế chứ chưa có sản phẩm chế biến sâu để xuất khẩu.

Để khắc phục tình trạng này, doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao công nghệ, xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng mới, từng bước khẳng định thương hiệu thực phẩm của Việt Nam với người tiêu dùng thế giới.

Áp dụng CNTT vào quản lý kinh doanh, sản xuất

Đa số các doanh nghiệp thực phẩm hiện nay chủ yếu hoạt động manh mún, chưa có sự đồng bộ giữa các bộ phận, qui trình với nhau. Với sự phát triển của CNTT như hiện nay, việc quản lý sản xuất, liên kết các công đoạn khá dễ dàng. Với công nghệ mã số mã vạch có thể giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, công nghệ quản lý kho, sản phẩm có thể dự báo hạn dùng, dự kiến nhu cầu sản xuất. Việc áp dụng CNTT bước đầu sẽ gặp phải nhiều khó khăn do đặc thù chưa qui chuẩn các hệ thống trong doanh nghiệp. Nhưng nếu đã qui chuẩn được hệ thống thì việc phát huy toàn bộ nguồn lực của doanh nghiệp. Với phần mềm quản trị doanh nghiệp thì các nhà quản lý có thể quản lý được toàn bộ các công đoạn, qui trình, hoạt động của doanh nghiệp theo thời gian thực Từ đó, có thể linh hoạt đưa ra các quyết định nhanh chóng, phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

 


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Tại sao cần sử dụng giải pháp ERP cho ngành spa

    Tại sao cần sử dụng giải pháp ERP cho ngành spa

    Spa là ngành dịch vụ đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao cũng như công tác điều hành phức tạp bởi thông tin cần quản lý nhiều và đa dạng. Giải pháp ERP cho ngành Spa là công cụ vô cùng cần thiết giúp các chủ spa quản lý hoạt động
    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Khó có một phần mềm ERP nào có thể áp dụng 100% cho doanh nghiệp ngay lần đầu triển khai. Do vậy, yêu cầu phát triển các đặc thù riêng (customize) thường được đặt ra. Tuy nhiên, "Có nên tùy chỉnh hệ thống ERP hay không?". Bài viết này sẽ
    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    Sự cố khi triển khai ERP chỉ những việc xảy ra không nằm trong kế hoạch dự định và có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Bài viết này sẽ liệt kê chi tiết những sự cố thường
    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã trở thành một xu hướng tất yếu đối với các tổ chức muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng cạnh tranh.
    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Để ứng dụng hiệu quả và tận dụng tối đa lợi ích của ERP, việc hiểu rõ các phân hệ của phần mềm này là điều cần thiết. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về các phân hệ của ERP và cách lựa chọn chức năng phù hợp
    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để nâng cao hiệu quả quản trị đã trở thành xu hướng của nhiều công ty tại Việt