Bullwhip Effect – Từ biến động nhỏ đến tác động lớn trong chuỗi cung ứng

Trong quản lý chuỗi cung ứng, hiệu ứng quan trọng và đầy thách thức mang tên Bullwhip Effect luôn được các chuyên gia và doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Bullwhip Effect gây ra những biến động không mong muốn trong chuỗi cung ứng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động và chi phí toàn bộ hệ thống. Vậy Bullwhip Effect là gì, nguyên nhân do đâu và làm thế nào để khắc phục sự biến động trong chuỗi cung ứng? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Bullwhip Effect là gì?

Bullwhip Effect là hiện tượng khi số lượng đơn đặt hàng gửi cho nhà sản xuất và nhà cung cấp có sự chênh lệch lớn hơn so với nhu cầu thực tế của khách hàng trong chuỗi cung ứng. Hiệu ứng Bullwhip còn gọi là hiệu ứng cái roi da hay hiệu ứng đuôi bò. Cách gọi này được dựa trên mô phỏng theo hình ảnh thực tế của chiếc roi da, chỉ một lượng dao động nhỏ ở gốc cây roi, sẽ gây ra lượng dao động lớn ở cuối chiếc roi.

Hiệu ứng Bullwhip Effect
Hiệu ứng Bullwhip Effect

Hiệu ứng roi da được phát hiện lần đầu bởi tiến sĩ Forrester (năm 1961), theo đó lượng sản phẩm được sản xuất bởi các công ty luôn cao gấp nhiều lần lượng nhu cầu thực tế của thị trường. Tiến sĩ phát hiện ra rằng, lượng hàng hóa được sản xuất ra thường cao hơn so với nhu cầu thực tế, mức sai lệch cực đại có thể dao động lên tới 3-5 lần. 

Theo đó, nhu cầu thực tế về sản phẩm luôn bắt đầu từ khách hàng, tuy nhiên qua các giai đoạn trong chuỗi cung ứng như nhà bán lẻ, kênh phân phối, nhà sản xuất,… thì nhu cầu thực tế của khách hàng luôn bị bóp méo, khuếch đại lên. 

Để hiểu hơn hiệu ứng roi là gì, chúng ta có thể tham khảo ví dụ cụ thể dưới đây:

Giả sử, một cửa hàng bán quạt thông thường chỉ bán được 20 sản phẩm một ngày. Tuy nhiên, vào một hôm nhiệt độ thời tiết tăng cao, số lượng sản phẩm bán ra trong ngày đột ngột tăng lên 70 sản phẩm. Điều này khiến cửa hàng bán lẻ này lầm tưởng rằng nhu cầu của khách hàng đã gia tăng nên đặt mua 100 chiếc quạt từ nhà phân phối. Nhà phân phối nhận thấy sự tăng trưởng này nên mở rộng đơn đặt hàng với nhà sản xuất để đón đầu nhu cầu ngày càng tăng từ các nhà bán lẻ khác. Sau đó, nhà sản xuất cũng tăng cường hoạt động sản xuất để dự đoán nhu cầu sản phẩm lớn hơn trong tương lai.

Ở mỗi giai đoạn trên, dự báo nhu cầu ngày càng bị bóp méo và sự sai lệch sẽ tăng theo cấp số nhân gây ra hiệu ứng roi da. Mức ảnh hưởng của sự chênh lệch giữa nguồn cung và nhu cầu lên chuỗi cung ứng tăng dần theo trình tự các giai đoạn trong chuỗi cung ứng (từ nhà bán lẻ – kênh phân phối – nhà sản xuất – nhà cung ứng). Nếu cửa hàng bán quạt thấy doanh số bán sản phẩm bình thường trở lại khi thời tiết trở nên mát mẻ hơn, sẽ đột nhiên nhận thấy mình có nhiều nguồn cung hơn mức cần thiết. Nhà phân phối và nhà sản xuất sẽ còn tồn kho nhiều hơn nữa.

Xem thêm: Top 5 ứng dụng nổi bật của AI trong ngành bán lẻ

Nguyên nhân dẫn đến Bullwhip Effect

Có nhiều học thuyết lý giải nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng roi da này. Theo người đầu tiên “khai sinh” Bullwhip Effect, Forrester lý giải, hiệu ứng roi da xuất phát từ bốn nguyên nhân sau:

Hiệu ứng Bullwhip còn gọi là hiệu ứng cái roi da hay hiệu ứng đuôi bò
Hiệu ứng Bullwhip còn gọi là hiệu ứng cái roi da hay hiệu ứng đuôi bò
  • Thứ nhất, sai lệch thông tin dẫn đến sai lệch dự báo nhu cầu.
  • Thứ hai, chiến lược tăng quy mô đơn hàng nhằm tối ưu chi phí.
  • Thứ ba, biến động về giá cả.
  • Thứ tư, chiến lược tạo sự hạn chế và khan hiếm.

Bốn nguyên nhân được đưa ra đều gây ra tác động trực tiếp lên dao động lượng hàng sản xuất, dẫn đến dự báo sai nhu cầu đặt hàng và chiến lược tồn kho dự trữ.

Các học giả sau Forrester (Aviv, 2007, Carlsson và Fuller, 1999) đều lý giải nguyên nhân gây ra hiệu ứng Bullwhip là các tác nhân trong môi trường kinh doanh. Các tác nhân đó bao gồm: Tâm lý khách hàng, nhiễu thông tin cố ý từ các đối thủ cạnh tranh, tác động từ thay đổi công nghệ, tác động từ sản phẩm mới… 

Những tác nhân này hầu hết đều biến thiên theo thời gian, vì vậy tác động lên lượng dao động đặt hàng cũng biến thiên theo thời gian.

Doanh nghiệp cần làm gì để ngăn chặn hiệu ứng roi da?

Tối ưu hóa các số lượng chủ thể trong chuỗi cung ứng

Tối ưu hóa số lượng nhà cung cấp và các chủ thể trung gian trong chuỗi cung ứng có thể giúp doanh nghiệp hạn chế tác động của hiệu ứng Bullwhip. Khi chuỗi cung ứng trở nên đơn giản và tinh gọn, việc truyền đạt thông tin giữa các chủ thể sẽ trở nên dễ dàng và chính xác hơn. 

Điều này không chỉ giảm thiểu sự phóng đại nhu cầu khách hàng thực tế mà còn tăng cường khả năng phản ứng nhanh và linh hoạt của toàn bộ hệ thống. Một chuỗi cung ứng mạch lạc, ít phức tạp giúp doanh nghiệp duy trì sự ổn định, hiệu quả trong quá trình sản xuất và phân phối, đồng thời giảm thiểu chi phí, rủi ro do hiệu ứng roi da.

Cải thiện quy trình lập kế hoạch nguyên liệu thô

Bộ phận mua hàng trong doanh nghiệp thường có xu hướng duy trì một lượng nguyên vật liệu nhất định trong kho để đảm bảo mức tồn kho an toàn, tránh gián đoạn quá trình sản xuất. Tuy nhiên, kế hoạch nguyên vật liệu cần được liên kết trực tiếp với kế hoạch sản xuất. Ngược lại, kế hoạch sản xuất dưới nhà máy cũng cần cung cấp đầy đủ thông tin lượng nguyên vật liệu cần sử dụng trước cho bộ phận mua hàng để tuân theo thời gian thu mua chung. Điều này sẽ giúp mức tồn kho nguyên liệu thô thấp hơn nhưng vẫn đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất.

Xem thêm: Tầm quan trọng của ERP trong quản lý chuỗi cung ứng

Tạo mối liên hệ hợp tác bền vững và chia sẻ thông tin giữa các trung gian trong chuỗi cung ứng

Trong chuỗi cung ứng, các mục tiêu mâu thuẫn giữa điểm bán, nhà phân phối và nhà sản xuất dẫn đến việc “giấu thông tin” để bảo vệ lợi ích riêng. Ví dụ, điểm bán không muốn nhà phân phối biết mặt hàng A sắp bán chạy để tránh tăng giá nhập, còn nhà phân phối không muốn bị nhà sản xuất kiểm soát thông tin về các điểm bán, giá bán và chương trình khuyến mại riêng. Ngay cả trong nội bộ doanh nghiệp, sự chia sẻ thông tin chưa hiệu quả cũng làm giảm hiệu quả kênh phân phối. Nên việc tạo dựng mối liên hệ hợp tác lâu dài và chia sẻ thông tin giữa các trung gian giữ vai quan trọng để chuỗi cung ứng hoạt động nhịp nhàng.

Sử dụng phần mềm quản lý để đảm bảo kiểm soát tốt hơn

Thời đại công nghệ 4.0 bùng nổ kéo theo sự phát triển của hàng loạt các phần mềm tiên tiến giúp dự báo nhu cầu một cách chính xác hơn và cung cấp cái nhìn toàn diện về tình hình chuỗi cung ứng. 

Nổi bật trong số đó phải kể đến phần mềm quản trị và hoạch định nguồn lực doanh nghiệp 3S ERP. 3S ERP được ITG Technology phát triển với 5 module chính bao gồm: Quản trị mua hàng, quản trị bán hàng, quản trị sản xuất, quản trị hàng tồn kho, tài chính kế toán sẽ là giải pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp có thể đưa ra cái nhìn toàn cảnh về nhu cầu, năng lực nội tại của mình, cũng như dự báo nhu cầu tốt hơn, từ đó hạn chế ảnh hưởng của Bullwhip Effect lên hoạt động sản xuất – kinh doanh.

Quy trình tự động lập kế hoạch mua nguyên vật liệu với 3S ERP
Quy trình tự động lập kế hoạch mua nguyên vật liệu với 3S ERP

Hiệu ứng Bullwhip nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý thông tin và sự phối hợp chặt chẽ trong chuỗi cung ứng. Những biến động nhỏ trong nhu cầu có thể dẫn đến những tác động lớn nếu không được kiểm soát và điều chỉnh một cách hợp lý. Để giảm thiểu hiệu ứng này, doanh nghiệp cần tập trung vào việc tối ưu hóa quy trình, sử dụng công nghệ tiên tiến và thúc đẩy sự hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các bên liên quan. Chỉ khi đó, chuỗi cung ứng mới có thể hoạt động một cách hiệu quả, ổn định và bền vững, giúp doanh nghiệp thích ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường và duy trì lợi thế cạnh tranh.


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để nâng cao hiệu quả quản trị đã trở thành xu hướng của nhiều công ty tại Việt
    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Cơ khí chế tạo là ngành có quy trình quản lý vận hành phức tạp với nhiều hoạt động đan xen, đòi hỏi sự chính xác và tính đồng bộ cao trong tất cả các khâu: Từ thiết kế, mua hàng, sản xuất, lắp ráp đến bảo hành, bảo trì.
    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP được thiết kế phù hợp với đặc thù ngành sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các bài toán liên quan đến lập kế hoạch, quản lý nhu cầu và hoạch định nguồn lực,... Cùng giaiphaperp.vn tìm hiểu chi tiết hơn
    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

    Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) là giải pháp quản trị tổng thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bài viết này sẽ làm rõ lý do tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP, đồng thời