Top 5 ứng dụng nổi bật của AI trong ngành bán lẻ

Ứng dụng AI trong ngành bán lẻ được dự đoán ​​sẽ tăng từ 4,84 tỷ đô la vào năm 2021 lên 31,84 tỷ đô la vào năm 2028 – Theo Fortune Business Insights. Vậy đâu sẽ là những ứng dụng nổi bật sẽ định hình ngành hàng bán lẻ trong tương lai? Hãy cùng khám phá top 5 ứng dụng tiêu biểu của AI cho ngành bán lẻ trong bài viết.

AI dự báo nhu cầu

Một trong những ứng dụng tuyệt vời nhất của AI trong ngành bán lẻ chính là khả năng dự báo nhu cầu. Trí tuệ nhân tạo có thể thu thập dữ liệu người dùng, phân tích để biết khách hàng đang có nhu cầu về sản phẩm gì, thời điểm và nơi họ muốn mua sản phẩm đó, thậm chí AI còn có thể phân tích dung sai thị trường tại từng thời điểm, từ đó đưa ra dự báo chính xác giúp các nhà bán lẻ quản lý chuỗi cung ứng và tối ưu mức tồn kho hiệu quả để đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng.

AI giúp doanh nghiệp dự báo nhu cầu chính xác hơn
AI giúp doanh nghiệp dự báo nhu cầu chính xác hơn

Năm 2019, Nike sẵn sàng chi trả 110 triệu USD mua lại Celect – một công ty khởi nghiệp về AI để hiểu rõ hơn nhu cầu của người tiêu dùng theo thời gian thực. Nhờ đó, công ty có thể đảm bảo luôn có sẵn hàng tồn kho cần thiết ở đúng nơi và đem đến trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình.

Xem thêm: Big Data and Machine Learning: Nâng tầm công nghệ trong doanh nghiệp sản xuất

Ứng dụng AI trong ngành bán lẻ để quản lý hàng tồn kho hiệu quả hơn

Quản lý hàng tồn kho là một nhiệm vụ quan trọng đối với bất kỳ nhà bán lẻ nào. Các công ty vừa phải đảm bảo hàng hóa luôn có sẵn trong kho, vừa phải kiểm soát số lượng tồn không được quá nhiều để tránh làm tăng chi phí quản lý.

Với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo, công tác quản lý hàng tồn kho của các doanh nghiệp bán lẻ sẽ trở nên đơn giản hơn. Nhờ khả năng xử lý và phân tích dữ liệu lớn với độ chính xác cao thông qua các thuật toán học máy (Machine Learning), AI có thể hiểu được đặc điểm hành vi khách hàng, nắm bắt nhu cầu của thị trường cho từng mặt hàng, từ đó giúp doanh nghiệp lên kế hoạch nhập hàng và quản lý tồn kho hiệu quả.

Ứng dụng AI trong ngành bán lẻ để quản lý hàng tồn kho hiệu quả hơn
Ứng dụng AI trong ngành bán lẻ để quản lý hàng tồn kho hiệu quả hơn

Ngoài ra, AI còn trợ giúp các nhà quản lý xác định sản phẩm có mức tồn kho cao để chủ động lên kế hoạch thanh lý, giảm giá hoặc đưa ra mức chiết khấu phù hợp. Điều này cũng làm giảm nguy cơ tồn kho dư thừa và hạn chế tình trạng hư hỏng sản phẩm do lưu trữ quá lâu.

H&M là một ví dụ điển hình cho việc sử dụng AI để quản lý hàng tồn kho trong ngành bán lẻ. Thương hiệu này đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích biên lai tại mỗi cửa hàng. Nhờ đó, H&M sẽ biết tại mỗi chi nhánh, mặt hàng nào cần quảng cáo hay dự trữ nhiều hơn để phục nhu cầu khách hàng và tối đa doanh thu.

AI Chatbot là ứng dụng nổi bật cho ngành bán lẻ

Chatbot ngày càng trở nên phổ biến trong lĩnh vực bán lẻ. Ứng dụng này của AI không chỉ giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí nhân sự mà còn góp phần cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng.

AI Chatbot được ứng dụng phổ biến trong ngành bán lẻ
AI Chatbot được ứng dụng phổ biến trong ngành bán lẻ

AI Chatbot có thể phân tích dữ liệu từ những giao dịch cũ để tìm ra insight khách hàng. Dựa vào đó, hệ thống sẽ nhanh chóng đưa ra các gợi ý chính xác, phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của người tiêu dùng, đồng thời hỗ trợ bộ phận bán hàng trong các quyết định nhập hàng.

Chẳng hạn, thương hiệu thời trang nổi tiếng Burberry đã sử dụng AI Chatbot để nâng cao dịch vụ khách hàng, cải thiện khả năng tìm kiếm, gửi thông báo về các dòng sản phẩm mới và đề xuất các sản phẩm tương tự.

Xem thêm: 10 ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất

Mua sắm không tiếp xúc – Xu hướng mới cho AI ngành bán lẻ

Mua sắm không tiếp xúc có thể xem là một trong những xu hướng nổi bật nhất của AI trong ngành bán lẻ. Chúng ta có thể hình dung rõ nhất về ứng dụng này của AI tại các cửa hàng tự phục vụ, tự thanh toán.

Mua sắm không tiếp xúc
Mua sắm không tiếp xúc

Xu hướng mua sắm không tiếp xúc bắt đầu nở rộ và phát triển mạnh mẽ nhất vào giai đoạn Covid-19, khi mà các nhà bán lẻ phải hạn chế tối đa số lượng nhân viên ở cửa hàng để phòng tránh lây nhiễm. Một số cửa hàng thậm chí còn không có nhân viên hỗ trợ trong quá trình mua sắm. Khách hàng khi đến đây có thể thực hiện các giao dịch mua bán tự động dưới sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo. Điều này giúp quá trình mua sắm diễn ra nhanh hơn, hạn chế chờ đợi và làm phiền khách hàng.

Nhận thấy tiềm năng và lợi ích to lớn mà ứng dụng AI cho ngành bán lẻ này mang lại, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu triển khai mô hình mua sắm không tiếp xúc, giúp xu hướng này ngày càng được nhân rộng và phổ biến hơn.

Amazon Go – “gã khổng lồ” ngành bán lẻ đã sử dụng hệ thống AI tại các cửa hàng của mình nhằm theo dõi các sản phẩm được khách hàng lấy ra khỏi kệ bằng một loạt camera trên trần nhà và sau đó tự động tính phí vào tài khoản của họ thông qua ứng dụng Amazon Go mà không cần phải dừng lại thanh toán như tại các hệ thống bán lẻ truyền thống.

Ứng dụng AI cho các chiến dịch Marketing ngành bán lẻ

Doanh nghiệp bán lẻ có thể sử dụng AI khai thác, xử lý và phân tích dữ liệu lớn (Big Data) để nắm được hành vi, sở thích, thói quen mua sắm của khách hàng. Điều này cho phép doanh nghiệp xây dựng các chiến dịch marketing phù hợp, đánh trúng vào tệp khách hàng mục tiêu, từ đó gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Việc nắm rõ tâm lý, hành vi khách hàng cũng giúp nhà bán lẻ đáp ứng tốt nhu cầu người dùng tốt hơn, cải thiện mức độ trung thành và giữ chân khách hàng lâu hơn.

Trên đây là 5 ứng dụng nổi bật của AI trong ngành bán lẻ mà doanh nghiệp có thể tham khảo áp dụng vào mô hình kinh doanh của mình. Nếu có thắc mắc cần được giải đáp thêm, doanh nghiệp vui lòng liên hệ hotline 092.6886.855 để được các chuyên gia hỗ trợ.


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    Sự cố khi triển khai ERP chỉ những việc xảy ra không nằm trong kế hoạch dự định và có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Bài viết này sẽ liệt kê chi tiết những sự cố thường
    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã trở thành một xu hướng tất yếu đối với các tổ chức muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng cạnh tranh.
    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Để ứng dụng hiệu quả và tận dụng tối đa lợi ích của ERP, việc hiểu rõ các phân hệ của phần mềm này là điều cần thiết. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về các phân hệ của ERP và cách lựa chọn chức năng phù hợp
    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để nâng cao hiệu quả quản trị đã trở thành xu hướng của nhiều công ty tại Việt
    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Cơ khí chế tạo là ngành có quy trình quản lý vận hành phức tạp với nhiều hoạt động đan xen, đòi hỏi sự chính xác và tính đồng bộ cao trong tất cả các khâu: Từ thiết kế, mua hàng, sản xuất, lắp ráp đến bảo hành, bảo trì.
    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP được thiết kế phù hợp với đặc thù ngành sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các bài toán liên quan đến lập kế hoạch, quản lý nhu cầu và hoạch định nguồn lực,... Cùng giaiphaperp.vn tìm hiểu chi tiết hơn