Hệ thống Pick To Light: Cấu trúc, phương thức hoạt động và ứng dụng

Tại các nhà kho thông minh, hệ thống Pick To Light được sử dụng phổ biến như một biện pháp giúp tiết kiệm thời gian lấy hàng. Vậy Pick To Light hoạt động như thế nào và cấu trúc hệ thống Pick To Light gồm những gì? Cùng tìm hiểu trong phần dưới đây.

Pick To Light hoạt động như thế nào?

Cách thức hoạt động của hệ thống Pick To Light là sử dụng các mô-đun ánh sáng được gắn trên kệ để định vị các sản phẩm/linh kiện trong nhà kho, nhờ đó nhân viên kho có thể xác định chính xác vị trí của sản phẩm cần lấy, giúp tiết kiệm thời gian nhặt hàng hơn.

Phương thức hoạt động của Pick To Light
Phương thức hoạt động của Pick To Light

Trong hệ thống Pick To Light, mỗi đèn sẽ tương ứng với một SKU. Do đó, giải pháp này thường được sử dụng trong các trung tâm hoàn thành các đơn hàng (Fulfillment Center) thay vì các kho hàng bán lẻ hoặc thương mại điện tử bởi những kho hàng này có số lượng mã hàng cực kì lớn và phức tạp.

Xem thêm: Kho thông minh trong xu hướng Smart Logistic

Cấu trúc hệ thống Pick To Light

Cấu trúc hệ thống Pick To Light cơ bản gồm những thành tố sau:

  • Phần mềm/hệ thống trên máy tính
  • Thiết bị phần cứng/thiết bị vận hành thực tế

1. Về phần mềm Pick To Light

Phần mềm Pick To Light có các chứng năng chính sau:

  • Chức năng điều khiển các thiết bị đèn, cụ thể như:
    • Chức năng hiển thị đèn bật/tắt
    • Chức năng đổi màu đèn
    • Chức năng điều khiển các mode (trạng thái) nháy đèn khác nhau (nháy nhanh, nháy chậm)
    • Chức năng điều khiển các thông tin hiển thị trên màn hình LED Display của đèn như hiển thị số lượng hoặc hiển thị chữ/thông tin
    • Chức năng điều khiển và lập trình các đèn theo một logic nào đó: Ví dụ như cho các đèn sáng lần lượt hoặc sáng đồng loạt. Bấm vào đèn sai thì sẽ đổi màu tất cả đèn kèm phát ra âm thanh để cảnh báo, v.v.
  • Chức năng định danh cho các thiết bị đèn: Mỗi đèn sẽ có một ID hoàn toàn riêng biệt.
  • Chức năng kết nối các trường thông tin như mã hàng, mã vị trí, số lượng với lại ID của đèn

Trên thị trường hiện nay, phần mềm Pick To Light được chia làm hai loại chính:

  • Phần mềm Pick To Light độc lập: Tương tự như các phần mềm khác trên máy tính như MS Word, MS Excel,…, phần mềm này sẽ hoạt động độc lập và không có sự tương tác với các phần mềm khác. Khi sử dụng phần mềm Pick To Light độc lập, mọi thao tác như nhập dữ liệu hoặc trích xuất dữ liệu phải hoàn toàn do con người thực hiện.
  • Phần mềm/hệ thống Pick To Light tích hợp: Phần mềm Pick To Light sẽ được tích hợp tự động với lại các hệ thống quản lý/cơ sở dữ liệu tầng trên và tự động trích xuất và xử lý các dữ liệu hoàn toàn tự động theo một chu kì được định sẵn (Ví dụ: Cycle Cut-Off Time là 3 tiếng tức là cứ mỗi 3 giờ, hệ thống Pick To Light sẽ tự động “gọi” các dữ liệu từ hệ thống quản lý kho như WMS các dữ liệu như mã đơn hàng, đơn hàng, thông tin mã hàng cần lấy, v.v. Đồng thời, sau mỗi 3 giờ, các dữ liệu về các quy trình nhặt hàng đã hoàn tất cũng sẽ được tự động cập nhật lại trên hệ thống quản lý kho để cập nhật số lượng hàng tồn mới nhất).

2. Về phần cứng/thiết bị vận hành

Cấu trúc hệ thống phần cứng/thiết bị vận hành của các nhà cung cấp giải pháp Pick To Light là khác nhau. Trong bài viết này, giaiphaperp.vn sẽ lấy hệ thống phần cứng của AIOI Systems – nhà cung cấp giải pháp Pick To Light hàng đầu Thế giới làm ví dụ, để giúp Quý vị hình dung rõ hơn về cấu trúc của Pick To Light.

Cấu trúc cơ bản của hệ thống phần cứng Pick To Light
Cấu trúc cơ bản của hệ thống phần cứng Pick To Light

Cụ thể, cấu trúc phần cứng của hệ thống Pick To Light sẽ như sau:

Máy tính điều khiển (Control PC)

Một thành phần không thể thiếu trong phần cứng của một hệ thống Pick To Light là máy tính điều khiển (hay còn gọi là Control PC). Thông số kỹ thuật của máy tính này sẽ thay đổi tùy theo yêu cầu phần mềm Pick To Light đã được lập trình ra. Tuy nhiên, hệ điều hành Windows thường được ưu tiên vì tính thuận tiện và dễ sử dụng.

Ethernet Junction Box

Ethernet Junction Box (EJB – hay còn gọi là hộp controller) kết nối trực tiếp với máy tính điều khiển qua cổng TCP/IP. Thiết bị này sẽ nhận trực tiếp dữ liệu từ máy tính điều khiển/máy chủ và xử lý các thông tin đó sau đó sẽ gửi các lệnh điều khiển đến đèn.

Ngoài ra EJB còn đóng vai trò là nơi cấp điện cho các thiết bị trong cùng hệ thống Pick To Light. Các thiết bị này có thể là mô-đun đèn Pick To Light, đèn tháp (Signal Light Tower) hoặc Barcode Reader Interface, v.v.

Mỗi EJB có thể kết nối được với hơn 200 thiết bị đèn. Do còn đóng vai trò cấp điện qua dây, khoảng cách tối đa từ đèn cho đến các thiết bị đèn là khoảng 30 m.

Junction Box (JB)

Bản chất của Junction Box có thể được hiểu là một hộp con (và EJB là hộp mẹ). Junction Box sẽ giúp “Nối dài” cánh tay của EJB. Khoảng cách tối đa giữa EJB và JB là 100 m và kết nối qua cổng MJ, sử dụng cáp Modular. Bản thân mỗi JB cũng có công dụng tương tự như EJB đó là cấp điện và dữ liệu cho các thiết bị đèn. Mỗi JB cũng vẫn có thể cấp điện cho 200 thiết bị mô-đun đèn.

Các thiết bị khác như mô-đun đèn Pick To Light

Các thiết bị đèn Pick To Light trên thị trường hiện nay rất đa dạng về mẫu mã, chủng loại, kích thước. Mỗi loại đèn sẽ có yêu cầu và cách lắp đặt khác nhau.

Ở đây, chúng tôi sẽ lấy ví dụ về đèn MWU Series (Movable-Wired) của AIOI:

Cấu tạo đèn MWU Series
Cấu tạo đèn MWU Series

Phần dây màu đen chính là dây cáp. Hay còn gọi là dây cáp AI. Bên trong dây này là hai lõi dây không phân cực.

Đằng sau các mô-đun Pick To Light sẽ là các đinh nhọn. Các đinh nhọn này sau đó sẽ được cắm ngập vào trong dây và từ đó nhận được lẫn dữ liệu qua đó.

Ngoài ra trên đèn sẽ có 2 chốt để người dùng dễ dàng bật nó lên, tháo đèn ra và lắp sang vị trí khác vô cùng dễ dàng. Các thiết bị đèn này dù là được nối tiếp nhau trên cùng một dây cáp nhưng hoạt động có tính độc lập với nhau. Trong trường hợp xảy ra lỗi, thì các đèn hỏng hay lỗi sẽ không thể ảnh hưởng đến hoạt động của các đèn khác trên cùng một đường dây.

Ngoài những thành phần trên, phần cứng/thiết bị vận hành của hệ thống Pick To Light còn có thêm: Đèn tháp (Signal Light Tower), Barcode Reader Interface, Smart Tag/Smart Card Reader/Writer,…

Tại Việt Nam, ITG Technologyđối tác phân phối chính thức công nghệ Pick to Light, Put to Light của AIOI Systems. Với sự đồng hành cùng các chuyên gia đến từ AIOI Systems, ITG cam kết chất lượng, đảm bảo độ tin cậy khi hỗ trợ tư vấn, triển khai và giải quyết các bài toán tối ưu hoạt động quản lý kho, nâng cao năng suất sản xuất trong các nhà máy. Trên chặng đường hướng tới mô hình nhà máy thông minh, doanh nghiệp thông minh, ITG  không chỉ hỗ trợ phát huy tối đa hiệu quả của các giải pháp số, mà còn đồng hành cùng các doanh nghiệp chuyển đổi toàn diện trong thời đại công nghiệp 4.0.

Ứng dụng của giải pháp Pick To Light

Với công dụng phổ quát là xác định vị trí của sản phẩm/linh kiện trong kho hàng, Pick To Light thường được ứng dụng rộng rãi trong nhiều môi trường khác nhau. Dưới đây là hai môi trường phổ biến nhất:

  • DA (Distribution Automation): Tự động hóa phân phối thường được dùng trong lĩnh vực Logistics
  • FA (Factory Automation): Tự động hóa nhà máy

Pick To Light ứng dụng trong DA (Tự động hóa phân phối)

Đối với môi trường Logistics, Pick To Light được ứng dụng trong kho hàng ở các ngành sau:

  • Kho hàng bán lẻ
  • Kho hàng của các doanh nghiệp Thương Mại Điện Tử, cụ thể là ở trong các kho hàng Fulfilment
  • Kho hàng dược phẩm
  • Kho hàng thực phẩm
  • Kho hàng quần áo/thời trang
  • Kho hàng các sản phẩm giá trị cao (trang sức)

Ứng dụng hệ thống Pick To Light trong FA (Tự động hóa nhà máy)

Bản thân các nhà máy thông minh có rất nhiều khu vực, nhưng tựu chung lại, Pick To Light thường được ứng dụng trong các khu vực/công đoạn như sau:

  • Kho nguyên vật liệu đầu vào
  • Kho linh kiện/Kho buffer/Kitting zone
  • Khu vực giá kệ để linh kiện tại dây chuyền sản xuất

Trên đây là một số thông tin rất cơ bản về cấu trúc hệ thống Pick To Light. Một hệ thống bao gồm cả phần cứng lẫn phần mềm. Trong phạm vi bài viết chúng ta chưa có dịp nhìn sâu hơn vào cấu trúc của một phần mềm Pick To Light hay một hệ thống tích hợp hoàn chỉnh là như thế nào, tuy nhiên cũng hy vọng đã có thể cung cấp đến cho Quý độc giả một cái nhìn toàn cảnh về giải pháp này cũng như những lợi ích mà nó mang lại.


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Tại sao cần sử dụng giải pháp ERP cho ngành spa

    Tại sao cần sử dụng giải pháp ERP cho ngành spa

    Spa là ngành dịch vụ đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao cũng như công tác điều hành phức tạp bởi thông tin cần quản lý nhiều và đa dạng. Giải pháp ERP cho ngành Spa là công cụ vô cùng cần thiết giúp các chủ spa quản lý hoạt động
    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Khó có một phần mềm ERP nào có thể áp dụng 100% cho doanh nghiệp ngay lần đầu triển khai. Do vậy, yêu cầu phát triển các đặc thù riêng (customize) thường được đặt ra. Tuy nhiên, "Có nên tùy chỉnh hệ thống ERP hay không?". Bài viết này sẽ
    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    Sự cố khi triển khai ERP chỉ những việc xảy ra không nằm trong kế hoạch dự định và có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Bài viết này sẽ liệt kê chi tiết những sự cố thường
    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã trở thành một xu hướng tất yếu đối với các tổ chức muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng cạnh tranh.
    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Để ứng dụng hiệu quả và tận dụng tối đa lợi ích của ERP, việc hiểu rõ các phân hệ của phần mềm này là điều cần thiết. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về các phân hệ của ERP và cách lựa chọn chức năng phù hợp
    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để nâng cao hiệu quả quản trị đã trở thành xu hướng của nhiều công ty tại Việt