Chất lượng sản phẩm là yếu tố sống còn ảnh hưởng đến sự thành công và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Để có các sản phẩm đầu ra chất lượng tốt, doanh nghiệp cần phải kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất nghiêm ngặt. Dưới đây là 5 cách giúp doanh nghiệp của bạn kiểm soát tốt chất lượng trong quá trình sản xuất.
Vì sao doanh nghiệp cần kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất?
Kiểm soát chất lượng (QC) bao gồm việc tuân thủ các tiêu chuẩn, nguyên tắc, thông số kỹ thuật trong sản xuất để đảm bảo sản phẩm đầu ra không có khuyết điểm và quá trình kiểm tra, đánh giá chất lượng để loại bỏ các sản phẩm lỗi trước khi phân phối đến khách hàng.
Hoạt động kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất có tác động đáng kể đến chi phí sản xuất và thời gian giao hàng. Nếu sản xuất ra nhiều hàng lỗi, doanh nghiệp phải chịu chi phí lao động tăng do xử lý và làm lại thêm; đồng thời, tiến độ giao hàng cũng có thể bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, kiểm soát chất lượng cũng ảnh hưởng đến hiệu suất và độ chính xác của chuỗi cung ứng vì bộ phận kế hoạch cần phải đặt mua nhiều nguyên vật liệu hơn để đảm bảo nhà máy có đủ vật liệu cho hoạt động sản xuất ngay cả khi có nhiều sản phẩm lỗi.
Khi các sản phẩm chất lượng được phân phối đến khách hàng với giá thành tốt, doanh nghiệp sẽ chiếm trọn được niềm tin của người tiêu dùng, từ đó nâng cao sức ảnh hưởng và thị phần trên thị trường.
Có thể thấy rằng, việc kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất muốn nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng và vị thế của mình trên thị trường thì kiểm soát chất lượng là một khâu quan trọng không thể bỏ qua.
Doanh nghiệp cần xác định các lỗ hổng/tắc nghẽn/các vấn đề chất lượng trong quy trình sản xuất, từ đó cải thiện hiệu quả quản lý chất lượng sản phẩm và quy trình? Tham khảo ngay Ebook: 7 QC Tools – Thực hành ứng dụng trong quản lý chất lượng và chuyển đổi số doanh nghiệp để tìm giải pháp!
5 Cách kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất
Phương pháp kiểm tra 100%
Phương pháp này thường được áp dụng cho các sản phẩm dễ hư hỏng như dược phẩm, thực phẩm,… Khi áp dụng, 100% sản phẩm khi sản xuất ra sẽ được kiểm tra để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng.
Ví dụ: Với thực phẩm, sau khi hoàn thành các công đoạn sản xuất, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng 100% sản phẩm có hạn sử dụng được in trên nhãn trước khi chúng rời khỏi cơ sở sở sản xuất.
Tuy nhiên, phương pháp này có một nhược điểm là khá tốn kém và thường không cần thiết. Nó chỉ được sử dụng khi chi phí sản xuất một sản phẩm không đạt tiêu chuẩn là rất cao.
Kiểm soát chất lượng thống kê
Trong phương pháp kiểm soát chất lượng thống kê, một mẫu lô sản phẩm bất kỳ sẽ được lấy theo lịch trình hoặc ngẫu nhiên trong quy trình sản xuất để kiểm tra. Toàn bộ lô hàng sẽ được thông qua nếu số lượng sản phẩm lỗi thấp hơn một ngưỡng nhất định. Ngược lại, lô hàng có số lượng lỗi vượt quá mức quy định sẽ bị từ chối và phải tiến hành sản xuất lại.
Với phương pháp này, doanh nghiệp phải đảm bảo các sản phẩm đủ nhất quán để việc lấy mẫu và phân tích thống kê có tính chính xác cao nhất, không bỏ sót bất kỳ lỗi nào.
Kiểm soát chất lượng toàn diện
Bắt nguồn từ triết lý của Bậc thầy về chất lượng – Tiến sĩ Deming “Chất lượng là trách nhiệm của mọi người”, phương pháp kiểm soát chất lượng toàn diện sẽ tập trung vào việc nâng cao nhận thức, phong cách làm việc của tất cả các thành viên của một tổ chức, những người sẽ tham gia vào hoạt động cải tiến các quy trình, sản phẩm, dịch vụ và văn hóa nơi làm việc, từ đó nâng cao chất lượng toàn diện.
Phương pháp Six Sigma
Six Sigma (hay 6 Sigma) cũng là một phương pháp mà các doanh nghiệp có thể áp dụng để kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất. Six Sigma đề cập đến việc cải tiến quy trình và chất lượng với các mục tiêu cụ thể, chẳng hạn như đưa số lượng lỗi xuống dưới một ngưỡng nhất định. Bằng cách thống kê để đếm số lỗi phát sinh trong một quy trình, xác định nguyên nhân và tìm ra cách khắc phục, phương pháp 6 Sigma sẽ giúp doanh nghiệp đưa số lượng lỗi về mức thấp nhất có thể. Chỉ khi một quy trình tồn tại tối đa 3,4 lỗi trên một triệu sản phẩm mới đạt mức “Chất lượng 6 Sigma”.
Phương pháp sản xuất tinh gọn
Sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) cũng là một phương pháp mà các doanh nghiệp có thể áp dụng để kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất. Lean Manufacturing bao gồm các nguyên tắc và công cụ cải tiến có hệ thống, tập trung vào việc loại bỏ lãng phí và cải tiến liên tục để tối ưu hóa quy trình sản xuất.
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật hiện đại, các nhà sản xuất ngày nay đang có xu hướng ứng dụng kết hợp hai kỹ thuật Lean Manufacturing và Six Sigma, tạo ra phương pháp Lean Six Sigma (LLS) giúp tăng tốc độ, hiệu quả cho việc quản lý hoạt động của nhà máy.
Đọc thêm: Giải pháp quản lý sản xuất tinh gọn (Lean): Giải pháp giúp doanh nghiệp tăng năng suất
Quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất hiệu quả hơn với 3S MES
Hệ thống 3S MES là một trong những sản phẩm công nghệ được ITG Technology nghiên cứu và phát triển nhằm giúp các doanh nghiệp giải quyết bài toán kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất.
3S MES áp dụng:
- Giải pháp kết nối và tự động hóa sản xuất 3S IIOTHUB: Cho phép kết nối và thu thập dữ liệu qua các thiết bị IoT để đưa ra các báo cáo thống kê loại lỗi, nguyên nhân lỗi để người quản lý có thể nhận diện, phân tích, đánh giá và khoanh vùng lỗi ngay trên các công đoạn sản xuất
- Số hóa toàn bộ hoạt động QC: Số hóa toàn bộ thông tin của hoạt động QC trong nhà máy (trước, trong và sau sản xuất IQC – PQC – OQC)
- Truy xuất nguồn gốc theo 5M1E: Ghi nhận thông tin một cách liền mạch, xuyên suốt về quy trình sản xuất (số máy, nhân công, thời gian, nguyên vật liệu sản xuất, Lo/ Lot…), và mã hóa theo công nghệ nhận dạng, giúp hỗ trợ truy xuất nguồn gốc khi cần.
- Kiểm soát chất lượng toàn diện với 7 QC Tools: Tích hợp bộ công cụ 7 QC Tool trên phần mềm, giúp người quản lý dễ dàng phân tích một tập hợp dữ liệu lớn để chủ động đánh giá và phát hiện và kiểm soát khiếm khuyết về chất lượng trước khi có sự sai sót xảy ra.
- Bộ công cụ quản trị hiệu suất Smart-KPI: Xây dựng các chỉ số đo lường hiệu quả hoàn thành công việc của các đối tượng khác nhau trong nhà máy, từ đó kiểm soát vận hành hiệu quả, bám sát mục tiêu chiến lược chung
Doanh nghiệp khi sử dụng hệ thống quản trị sản xuất 3S MES có thể:
- Tiết kiệm thời gian tính toán, vẽ biểu đồ và đảm bảo độ chính xác cao
- Khắc phục nhược điểm khi sử dụng excel để tính toán dữ liệu (Khi lượng data lớn khiến file Excel quá nặng dẫn đến việc mở file chậm, mất rất thời gian hơn).
- Doanh nghiệp chủ động trong nhận diện các vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng (ví dụ các lãng phí, sự kém hiệu quả trong quá trình, các nguyên nhân gây ra lỗi sản phẩm, các cơ hội cải tiến,…)
- Giảm NG trong sản xuất nhờ xác định được nguyên nhân gốc rễ ảnh hưởng đến chất lượng từ đó tìm kiếm ra các phương pháp để khắc phục
- Đặc biệt hữu ích đối với ngành đòi hỏi độ tỉ mỉ, độ chính xác cao gần như là tuyệt đối trong quá trình sản xuất và vận hành (như ngành Cơ khí chính xác, ngành Dược, ngành sản xuất Thực phẩm).
Trên đây là 5 cách giúp doanh nghiệp kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất hiệu quả. Doanh nghiệp nếu có nhu cầu cần tư vấn thêm về giải pháp và phương thức quản trị sản xuất, vui lòng liên hệ đến hotline 092.6886.855.