Quản trị tài chính doanh nghiệp như thế nào cho hiệu quả?

Hệ thống tài chính trong doanh nghiệp được ví như hệ thống tuần hoàn máu trong cơ thể nuôi tất cả các bộ phận và toàn thể. Tài chính có thể nằm dưới dạng tiền, vật tư, nguyên liệu, tài sản phát sinh lúc hình thành nguồn vốn hoặc trong quá trình hoạt động như các khoản thu, phải trả. Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Quản trị tài chính bao gồm các hoạt động làm cho luồng tiền tệ của công ty phù hợp trực tiếp với các kế hoạch.

Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp

Quản trị tài chính có tầm quan trọng đối với doanh nghiệp vì:

Thứ nhất, kiểm soát dòng tài chính của mọi hoạt động hay sản xuất kinh doanh của tổ chức đó

Thứ hai, quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp và khả năng phát triển trong tương lai. Cụ thể, các vai trò thể hiện tầm quan trọng của quản trị tài chính doanh nghiệp như sau:

Hoạch định tài chính trong doanh nghiệp

Vai trò đầu tiên của quản trị tài chính doanh nghiệp là hoạch định nguồn lực tài chính sẵn có của mình trên cơ sở tận dụng tối đa các đòn bẩy tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hay nói cách khác là nâng cao lợi nhuận so với vốn đầu tư.

Quyết định các khoản đầu tư và tài trợ

Hoạch định không chưa đủ, lãnh đạo hay nhà quản trị tài chính phải quyết định phương pháp thực hiện hiệu quả, đồng thời xác định các khoản đầu tư và tài trợ cho hoạt động đầu tư vào tài sản, công nghệ, con người,…như thế nào cho hợp lý. Để từ đó lợi nhuận được tăng trưởng phù hợp so với mức đầu tư vào tài sản cố định, máy móc, hoặc từ việc nâng cấp công nghệ sản xuất hiện tại,…để đáp ứng nhu cầu thị trường

Kiểm soát hoạt động và tình trạng doanh nghiệp thông qua kiểm soát dòng tiền

Hầu hết các hoạt động trong doanh nghiệp đều có tác động tới tài chính trong doanh nghiệp. Do đó nhà quản trị thông qua dòng tiền có thể kiểm soát hầu hết các hoạt động đó thông qua tình hình tài chính.

Quản trị tài chính hiệu quả sẽ đem lại nguồn lợi khổng lồ cho doanh nghiệp

Quản trị tài chính doanh nghiệp thường bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

  • Tham gia đánh giá, lựa chọn, các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh.
  • Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động các nguồn vốn để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Tổ chức sử dụng tốt các số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp
  • Thực hiện tốt việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp
  • Đảm bảo kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với tình hình hoạt động của doanh nghiệp và thực hiện tốt việc phân tích tài chính.
  • Thực hiện tốt việc kế hoạch tài chính

Các nguyên tắc trong quản trị tài chính doanh nghiệp

Hoạt động tài chính của doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ căn bản là giống nhau nên nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp đều có thể áp dụng chung cho các doanh nghiệp.

Nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận

Đây là nguyên tắc khá phổ biến và thường xuất hiện trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Nguyên tắc này được hiểu tùy vào mức độ rủi ro mà nhà đầu tư có thể chấp nhận và họ có thể chọn những danh mục đầu tư khác nhau để có thể đạt được lợi nhuận kỳ vọng mà họ mong muốn. Khi họ bỏ tiền vào những dự án có mức rủi ro càng cao thì họ kỳ vọng dự án mang lại lợi nhuận càng cao. Nguyên tắc thường thấy nhất khi đầu tư vào mua bán chứng khoán.

Nguyên tắc chi trả

Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần đảm bảo mức ngân quỹ tối thiểu để thực hiện chi trả. Do vậy, điều đáng quan tâm ở các doanh nghiệp là các dòng tiền chứ không phải là lợi nhuận kế toán. Dòng tiền ra và dòng tiền vào được tái đầu tư phản ánh tính chất thời gian của lợi nhuận và chi phí. Hơn nữa khi đã ra quyết định kinh doanh, nhà doanh nghiệp cần tính đến dòng tiền tăng thêm. Đặc biệt, cần tính đến các dòng tiền sau thuế.

Nguyên tắc sinh lời

Nguyên tắc quan trọng đối với nhà quản trị tài chính doanh nghiệp không chỉ là đánh giá các dòng tiền dự án mang lại mà còn tạo ra các dòng tiền tức là tìm kiếm các dự án sinh lợi trong thị trường cạnh tranh, nhà đầu tư khó có thể tìm được nhiều dự án tốt. Muốn vậy, cần phải biết các dự án sinh lợi tồn tại như thế nào và ở đâu trong môi trường cạnh tranh. Tiếp đến nhà đầu tư phải làm giảm tính cạnh tranh của thị trường thông qua việc tạo ra những sản phẩm khác biệt so với các sản phẩm cạnh tranh và đảm bảo mức chi phí thấp hơn chi phí cạnh tranh.

Giá trị thời gian của tiền tệ

Khi doanh nghiệp quyết định phân bổ một khoản tiền lớn, bên cạnh chi phí cơ hội dĩ nhiên phải gánh, doanh nghiệp còn bị tác động bởi giá trị giảm (hoặc tăng) dần theo thời gian do các yếu tố về lạm phát.

Tác động của thuế

Có thể lấy ví dụ cùng là các quyết định đầu tư vào xây dựng nhà xưởng (tài sản cố định) doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt với lựa chọn mức ưu đãi thuế hoặc ưu đãi thuế sử dụng đất, tài nguyên ở những địa phương khác nhau. Đôi lúc chính sách thuế ưu đãi của địa phương sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn song cũng có thể tác động theo chiều ngược lại.

Vốn vay và vốn chủ sở hữu: tận dụng đòn bẩy tài chính

Sẽ có nhiều rào cản nếu chỉ sử dụng lương vốn có giới hạn của chủ sở hữu để đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để tối ưu hóa lợi nhuận, vốn vay hay đòn bẩy tài chính sẽ là một yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy hiệu quả kinh doanh xong đồng thời nếu sử dụng không hiệu quả nó cũng là gánh nặng tương ứng cho bản thân doanh nghiệp.

>>>Đọc thêm: Quy trình quản lý tài chính kế toán

Các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp phải bốn vấn đề khi giải quyết bài toán quản trị tài chính doanh nghiệp đó là:

  • Quản lý nguồn thu, nguồn chi căn cứ trên ước lượng, dự đoán, thiếu phân tích nên không thấy hết nguồn thu, không cắt giảm được chi phí.
  • Kiểm soát công nợ chưa thường xuyên, chặt chẽ, chưa có chính sách xử lý nợ dễ dẫn đến thiếu tiền.
  • Kiểm soát không chặt chẽ vật tư hàng hóa, xuất nhập tồn kho, trên đường đi, hàng gửi làm lãng phí vốn.
  • Không có kế hoạch tài chính, thậm chí không kiểm soát được dòng tiền, kế hoạch thu trả nợ.

Sử dụng phần mềm để quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả

Có rất nhiều cách để quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả, tất cả các cách đó phải được cân nhắc kỹ dựa trên các nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp và khắc phục những vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, hiện nay có nhiều giải pháp hỗ trợ việc quản lý tài chính doanh nghiệp thông qua việc quản lý dòng tiền.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam đều sử dụng phần mềm quản trị tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, phần mềm này hầu như tách rời với các phần mềm của các bộ phận khác và không thống nhất thành một hệ thống. Hơn nữa, những người không nắm bắt và không thông thạo về các nghiệp vụ kế toán hầu như đều không sử dụng được. Do đó, doanh nghiệp có thể gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình quản trị tài chính doanh nghiệp nói riêng và quản trị hiệu quả kinh doanh nói chung.

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều phần mềm kế toán- tài chính hiện đại, mạnh mẽ linh hoạt, có thể tích hợp trong hệ thống ERP và có thể hoạt động trơn tru trên Internet. Cách tốt nhất là nên chọn một hệ thống mà mỗi vai trò liên quan có thể xử lý dữ liệu tài chính theo thời gian thực trên thiết bị di động tại bất kì nơi nào có kết nối với Internet.

>>>Đọc thêm: Triển khai ERP (P1)- Kế toán tài chính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Khó có một phần mềm ERP nào có thể áp dụng 100% cho doanh nghiệp ngay lần đầu triển khai. Do vậy, yêu cầu phát triển các đặc thù riêng (customize) thường được đặt ra. Tuy nhiên, "Có nên tùy chỉnh hệ thống ERP hay không?". Bài viết này sẽ
    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    Sự cố khi triển khai ERP chỉ những việc xảy ra không nằm trong kế hoạch dự định và có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Bài viết này sẽ liệt kê chi tiết những sự cố thường
    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã trở thành một xu hướng tất yếu đối với các tổ chức muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng cạnh tranh.
    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Để ứng dụng hiệu quả và tận dụng tối đa lợi ích của ERP, việc hiểu rõ các phân hệ của phần mềm này là điều cần thiết. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về các phân hệ của ERP và cách lựa chọn chức năng phù hợp
    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để nâng cao hiệu quả quản trị đã trở thành xu hướng của nhiều công ty tại Việt