Kế hoạch sản xuất luôn là một vấn đề quan trọng, mang tính quyết định đối với hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Cùng với đó, sự trỗi dậy của CNTT trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay cho phép các doanh nghiệp có thể giải quyết bài toán quản trị tổng thể doanh nghiệp một cách dễ dàng bằng phần mềm ERP, và sử dụng ERP cũng là cách lập kế hoạch sản xuất nhanh chóng hiệu quả cho doanh nghiệp.
>>>Đọc thêm: Đây là cách bộ phận sản xuất lập kế hoạch sản xuất chỉ với 1 click chuột
Kế hoạch sản xuất là gì?
Lập kế hoạch sản xuất là đặt ra các mục tiêu sản xuất và ước tính các nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu này thông qua một kế hoạch chi tiết để đạt được các mục tiêu sản xuất một cách kinh tế, hiệu quả và kịp thời. Nó dự báo từng bước trong quá trình sản xuất. Đồng thời dự báo các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình sản xuất để loại bỏ tối đa những vấn đề này và các nguyên nhân gây lãng phí
Mục tiêu của lập kế hoạch sản xuất
1. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực
Kết quả của việc thực hiện theo kế hoạch sản xuất là sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lực và thiết bị của nhà máy. Điều này dẫn đến chi phí thấp và lợi nhuận cao cho tổ chức.
2. Dòng sản xuất ổn định
Lập kế hoạch sản xuất đảm bảo một dòng sản xuất thường xuyên và ổn định. Lúc này , tất cả các máy được đưa vào sử dụng tối đa, dẫn đến việc sản xuất thường xuyên, cung ứng nguồn hàng thường xuyên cho khách hàng.
3. Ước lượng nguồn lực
Lập kế hoạch sản xuất giúp ước lượng nguồn lực như con người, nguyên vật liệu,… Ước lượng này được tính toán dựa trên dự báo doanh số, vì vậy kế hoạch được lập ra để đáp ứng yêu cầu bán hàng.
4. Phối hợp hoạt động của các phòng ban
Lập kế hoạch sản xuất giúp phối hợp các hoạt động của các phòng ban khác nhau. Ví dụ: bộ phận marketing phối hợp với bộ phận sản xuất để bán hàng hóa. Từ đó gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
5. Giảm thiểu lãng phí nguyên vật liệu
Lập kế hoạch sản xuất giảm thiểu lãng phí nguyên liệu thô. Nó đảm bảo kiểm kê nguyên vật liệu và vật liệu phù hợp đồng thời đảm bảo sản xuất các sản phẩm hoặc hàng hóa chất lượng.
6. Cải thiện năng suất lao động
Nhờ kế hoạch sản xuất, doanh nghiệp có thể sử dụng tối đa nguồn nhân lực, công nhân được đào tạo rõ ràng. Đồng thời, lợi nhuận được chia sẻ với các công nhân dưới hình thức tăng lương và các ưu đãi khác từ đó công nhân có động lực để thực hiện tốt công việc của họ.
7. Nắm rõ thị trường
Lập kế hoạch sản xuất giúp việc giao hàng cho khách hàng kịp thời nhờ việc sản xuất chất lượng được đảm bảo thường xuyên, liên tục.Từ đó, công ty có thể đối mặt với cạnh tranh hiệu quả, và nắm bắt thị trường.
8. Cung cấp môi trường làm việc tốt hơn
Lập kế hoạch sản xuất cung cấp một môi trường làm việc tốt hơn cho người lao động. Công nhân được cải thiện điều kiện làm việc, giờ làm việc thích hợp, nghỉ phép và nghỉ lễ, tăng lương và các ưu đãi khác. Điều này là do công ty động rất hiệu quả.
9. Tạo điều kiện cải thiện chất lượng
Lập kế hoạch sản xuất tạo điều kiện cải thiện chất lượng vì quy trình sản xuất được kiểm tra thường xuyên. Ý thức về chất lượng được phát triển giữa các nhân viên thông qua đào tạo, kế hoạch đề xuất, v.v.
10. Giảm chi phí sản xuất
Lập kế hoạch sản xuất giúp tận dụng tối đa các nguồn lực và giảm thiểu lãng phí.
>>>Đọc thêm: Quản lý sản xuất là làm gì? Phương pháp quản lý sản xuất nào hiệu quả?
Phần mềm ERP hỗ trợ lập kế hoạch sản xuất như thế nào?
Cách lập kế hoạch sản xuất theo từng bước như trên trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết khi doanh nghiệp có sự hỗ trợ từ phần mềm ERP với các chức năng:
– Xác định quy trình với đầu vào, đầu ra cùng chi phí tương ứng
– Định mức nguyên vật liệu cho tất cả các sản phẩm;
– Lập kế hoạch sản xuất dựa trên tư vấn sản xuất và dự báo bán hàng
– Tạo kế hoạch sản xuất cho các máy sao cho có thể sử dụng tối ưu tất cả các nguồn lực sẵn có
– Cho phép thu hồi kế hoạch sản xuất để thay đổi thông số đầu vào / ưu tiên sản xuất
– Phân tích hiệu quả sử dụng máy
– Tùy chọn lập kế hoạch hàng ngày cho sản xuất
>>> Đọc thêm: Câu chuyện nhà máy sản xuất bao bì thông minh của Vendor cấp 1 cho Samsung