Quản lý trong sản xuất là công việc cần thiết của mỗi doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu những lợi ích đem lại khi doanh nghiệp ứng dụng ERP nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sản xuất nhà máy.
Đọc thêm: Xu hướng ứng dụng phần mềm ERP trên thiết bị di động
Tại sao doanh nghiệp cần quản lý sản xuất tại khu vực nhà máy?
Nhà máy đóng vai trò quan trọng trong mỗi doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành sản xuất. Khu vực nhà máy là nơi diễn ra quy trình sản xuất nhằm tạo ra thành phẩm của doanh nghiệp. Quản lý sản xuất nhà máy được đầu tư có hiệu quả sẽ tạo ra những thuận lợi cho doanh nghiệp. Ngược lại những khi sản xuất không được vận hành đúng cách sẽ gây ra các thiệt hại đáng kể, có thể kể đến như thời gian hoàn thành đơn hàng của khách hàng, chất lượng mỗi thành phẩm được tạo ra, thiếu đi sự linh hoạt trong nhà máy,… từ đó dẫn tới giảm doanh thu và lợi nhuận của chính doanh nghiệp.
Thậm chí quản lý sản xuất trong khu vực nhà máy không được doanh nghiệp đầu tư hiệu quả còn ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như làm giảm uy tín đối với khách hàng, mất khách hàng do giao hàng trễ hạn. Trong khi đó tại Việt Nam, công tác nâng cao hiệu quả quản lý sản xuất trong nhà máy mới chỉ dừng ở việc quản lý thủ công, từ đó khiến cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
Đọc thêm: Công nghệ sản xuất thông minh trong doanh nghiệp sản xuất
Quy trình quản lý sản xuất trong nhà máy
- Đánh giá năng lực sản xuất: Đánh giá năng lực sản xuất giúp doanh nghiệp xác định được định mức nhu cầu cần thiết phù hợp với tiêu chuẩn thị trường. Từ đó có sự đánh giá, cân đối với năng lực của doanh nghiệp mỗi khi nhận được đơn hàng bất kỳ.
- Hoạch định nhu cầu về nguyên vật liệu: Dựa theo đánh giá nhu cầu tiềm năng của thị trường cùng kinh nghiệm thực tiễn sản xuất, doanh nghiệp cần phải đưa ra hoạch định về nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết để thực hiện việc sản xuất theo kế hoạch.
- Quản lý giai đoạn sản xuất: Người quản lý cần vạch ra một quy trình chi tiết trong quá trình sản xuất và thực hiện theo quy trình đã định nhằm đảm bảo sự chặt chẽ, hợp lý nhất để hạn chế tối đa mọi sai sót phát sinh.
- Quản lý chất lượng sản phẩm: Sản phẩm chính là bộ mặt thương hiệu của doanh nghiệp bạn, vì vậy vai trò của việc quản lý chất lượng sản phẩm là rất cần thiết. Quản lý, kiểm định sản phẩm phải có báo cáo về số lượng, tính chất, đặc điểm phân loại của từng sản phẩm theo tiêu chuẩn đặt ra lúc ban đầu.
Ứng dụng ERP để nâng cao hiệu quả quản lý sản xuất nhà máy
- Hỗ trợ quản lý sản xuất toàn diện
Lập kế hoạch sản xuất là một trong những khâu quan trọng và cần thiết của doanh nghiệp trong ngành sản xuất. Đối với ERP, công cụ này được lập trình sẵn để tự động tính kế hoạch sản xuất từng ngày, từng tuần, từng tháng dựa trên những dữ liệu đã được kết nối từ nhiều bộ phận . Nhờ vậy công việc lập kế hoạch của doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn với sự nhanh chóng và chính xác nhằm phục vụ công đoạn quản lý sản xuất nhà máy đạt hiệu quả.
ERP hỗ trợ bộ phận sản xuất có thể nắm bắt được nhanh chóng các thông tin từ các phòng ban khác nhờ tính liên kết dữ liệu:
- Đơn đặt hàng
- Danh sách quy định thời gian đặt hàng cho từng mặt hàng
- Định mức nguyên vật liệu
- Công suất từng khâu sản xuất
- Năng lực sản xuất của nhà máy như năng suất máy móc, thiết bị, kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị tại nhà máy sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của nhà máy trong kỳ kế hoạch
- Số lượng tồn kho hiện tại (nếu có) của các mặt hàng/vật tư, và kế hoạch mua hàng sắp hoàn thành quyết định số lượng có thể sản xuất được cho thời điểm kế hoạch
- Thông tin nhân sự, nhân công tham gia sản xuất tại nhà máy( Số lượng công nhân hiện thời có thể tham gia sản xuất sẽ tác động đến chất lượng và sản lượng sản xuất trong kỳ)
2. Quản lý và đồng bộ chuỗi cung ứng
Phạm vi tác động của ERP không chỉ dừng lại ở trong khu vực sản xuất mà còn mở rộng ra phía bên ngoài nhà máy. Ứng dụng ERP phục vụ việc lập kế hoạch và quản lý hoạt động đa xưởng tích hợp với trách nhiệm của việc kết nối các chức năng kinh doanh chính và các quy trình kinh doanh trong các công ty thành một mô hình kinh doanh gắn kết và hiệu suất cao. Nó bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần lưu ý ở trên, cũng như các hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự phối hợp của các quá trình và các hoạt động của các bộ phận tiếp thị, bán hàng, thiết kế sản phẩm, tài chính, công nghệ thông tin.
Với chuỗi cung ứng hoàn hảo, quản lý sản xuất nhà máy được đảm bảo hơn do doanh nghiệp có thêm lợi thế cạnh tranh trong đó có thể kể đến lợi thế về chi phí, giá thành trên một đơn vị sản phẩm, kèm theo đó là khả năng đáp ứng đơn hàng của khách hàng.
Đọc thêm: Quản trị chuỗi cung ứng là gì?
3. Giảm chi phí cho điều hành doanh nghiệp
Từ việc quản lý sản xuất nhà máy chặt chẽ, ERP sẽ cung cấp các thông số được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu chung, hỗ trợ cho việc tổng hợp thống kê, phân tích hiệu quả hoạt động sau này. Từ đó doanh nghiệp sẽ nắm rõ những vấn đề mình gặp phải, cũng như có một kế hoạch chu đáo cho các hoạt động sau của sản xuất. Nhờ vậy, sẽ dẫn tới giảm được chi phí, giảm số người cần thiết, tăng nhanh tốc độ làm việc và còn tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp.
4. Quản lý doanh nghiệp ở mọi nơi, ngay tại thời điểm thực
Chỉ với một thiết bị kết nối mạng internet, người quản lý hay bất kỳ nhân viên nào được cấp quyền đều có thể dễ dàng được truy cập từ mọi nơi, mọi thời điểm, với bất cứ thiết bị thông minh cá nhân nào, cũng dễ dàng cập nhập tiến độ kinh doanh hay hoạt động đang diễn ra của doanh nghiệp, từ đó sẽ không bỏ lỡ các thông tin quan trọng của doanh nghiệp.
Nhờ có phần mềm ERP, việc giám sát từng khâu làm việc của nhân viên được tối ưu. Phần mềm sẽ được đặt ngay trên chiếc điện thoại thông minh, để người quản lý có thể giám sát tất cả kết quả làm việc của từ nhân viên vào mọi lúc hay ở mọi nơi.
Đây là những bước quan trọng cần phải được thực hiện chính xác cũng như đảm bảo để có thể tạo ra một bản kế hoạch sản xuất đáp ứng đủ mọi yêu cầu của khách hàng cũng như tối ưu nguồn lực cho doanh nghiệp triển khai.
Sau công đoạn lập kế hoạch sản xuất, ERP còn tập hợp các chức năng trong doanh nghiệp thành một hệ thống đồng bộ: hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu, điều hành sản xuất, quản lý vòng đời sản phẩm…. Quy trình sản xuất được tự động hóa nhờ các chức năng toàn diện phù hợp của ERP đem lại. Trên hết, người quản lý sản xuất có thể xem tất cả thông số của công ty trong một giao diện hợp nhất, từ đó công việc điều hành cũng trở nên dễ dàng hơn.