Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tổng tiền các chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành trong điều kiện công suất bình thường. Bài viết này sẽ đưa ra gợi ý công thức tính giá thành sản phẩm đầy đủ nhất.
>>>Đọc thêm: Kế hoạch sản xuất là gì?
Phân loại giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm phẩm ánh kết quả của việc sử dụng tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Giá thành còn là căn cứ quan trọng để định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Căn cứ vào cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành,giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại:
- Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính toán xác định giá thành kế hoạch được tiến hành trước khi quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và do bộ phận kế hoạch thực hiện. Gíá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp.
- Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí các định mức chi phí sản xuất hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, được xem là thước đo chính xác để đánh giá kết quả sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, lao động trong sản xuất, giúp cho đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính dựa trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất ra trong kỳ. Giá thành thực tế của sản phẩm chỉ có thể tính toán được khi quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm đã hoàn thành. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán :
Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia thành 2 loại :
- Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng): Giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành, dịch vụ đã cung cấp. Giá thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ kế toán thành phẩm đã nhập kho hoặc giao cho khách hàng và là căn cứ để tính toán giá vốn hàng bán, tính lợi nhuận gộp của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ ở các doanh nghiệp sản xuất.
- Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đã bán. Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để tính toán, xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.
>>>Đọc thêm: Tìm hiểu về phương pháp phân tích ABC trong quản lý hàng tồn kho
Công thức tính giá thành sản phẩm
1. Phương pháp giản đơn (Phương pháp trực tiếp)
Thích hợp với loại hình doanh nghiệp sản xuất giản đơn, có số lượng mặt hàng ít, khối lượng sản xuất lớn, chu kỳ sản xuất ngắn.
- Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ = chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ -Các khoản làm giảm chi phí- chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
2. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ
Dùng trong trường hợp cùng một quy trình sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính vừa cho sản phẩm phụ (sản phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành và được định giá theo mục đích tận thu).
- Tổng giá thành sản phẩm chính hoàn thành trong kỳ = chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ – Giá trị sản phẩm phụ thu hồi ước tính – CPSX SP chính dở dang cuối kỳ
3. Phương pháp phân bước
Áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất.
- Giá thành thành phẩm hoàn thành trong kỳ = Giá thành SP giai đoạn 1+Giá thành SP giai đoạn 2 +…+ Giá thành SP giai đoạn n
4. Phương pháp hệ số
Là phương pháp được áp dụng khi trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên vật liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, kế toán phải định ra được hệ số quy đổi cho mỗi loại sản phẩm
- Giá thành đơn vị sản phẩm gốc = Tổng giá thành sản xuất của tất cả các loại sản phẩm :Tổng số sản phẩm gốc (kể cả quy đổi)
- Giá thành đơn vị sản phẩm từng loại= Giá thành đơn vị sản phẩm gốc x Hệ số quy đổi sản phẩm từng loại
Dùng trong trường hợp cùng một quy trình sản xuất có nhiều nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại
5. Phương pháp định mức
- Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành trong kỳ = Giá thành kế hoạch (hoặc định mức) đơn vị sản phẩm từng loại x Tỉ lệ chi phí (%)
- Tỉ lệ chi phí (%) = (Tổng giá thành sản xuất thực tế của các loại sản phẩm : Tổng giá thành sản xuất kế hoạch (hoặc định mức) của các loại SP) x 100
6. Tính giá thành sản phẩm tự động bằng phần mềm 3S ERP
Phần mềm 3S ERP là phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp được thiết kế chuyên sâu cho ngành sản xuất. Phân hệ quản lý sản xuất trong phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp không chỉ tính giá thành sản phẩm mà còn quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất. Áp dụng vào công tác quản trị sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp luôn chủ động và kiểm soát tốt hoạt động sản xuất của mình, nâng cao hiệu quả, gia tăng lợi thế cạnh tranh và từ đó nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Phân hệ giá thành của phần mềm 3S ERP kết nối việc quản lý từ đơn đặt hàng, hoạch định nhu cầu vật tư, theo dõi và cập nhật tiến độ sản xuất theo từng lệnh. Cộng với những cảnh báo về nhu cầu vật tư và việc tính chính xác giá thành sản phẩm (hoặc đơn hàng) cho phép nhà quản trị chủ động điều hành và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trên đây là một số công thức tính giá thành sản phẩm cho doanh nghiệp. Để được tư vấn về phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp trong tính giá thành sản xuất vui lòng liên hệ với chuyên gia của chúng tôi theo Hotline tư vấn giải pháp : 0986.196.838