Giới thiệu về Internet of Things (IoT)

Internet of Things (IoT: vạn vật kết nối internet) là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, thiết bị, con người được được định danh và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua internet mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính. IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet.

IoT đem lại những gì cho chúng ta?

Theo một dự báo tới năm 2020, sẽ có khoảng 21 tỉ thiết bị được kết nối với Internet. Như vậy rõ ràng IoT là một mạng lưới khổng lồ nơi mà tất cả mọi “thứ” kết nối với nhau (con người với con người, con người với máy móc, máy với máy). Gần đây, Internet of Things còn bao gồm cả những giao tiếp theo kiểu máy với máy (M2M), hạn chế sự tác động của con người nhưng chủ yếu được áp dụng trong sản xuất năng lượng hay các ngành công nghiệp nặng.

IoT đem đến nhiều lợi ích to lớn cho cả cá nhân và doanh nghiệp

Với mạng lưới kết nối khổng lồ này đem đến nhiều lợi ích to lớn cho cả cá nhân và doanh nghiệp. Nhà thông minh ví dụ điển hình và dễ nhận thấy nhất. Với nhà thông minh thì khi không có hoạt động cần tới chiếu sáng thì toàn bộ thiết bị chiếu không cần thiết sẽ tự động tắt, khi bạn thức dậy buổi sáng, rèm cửa tự động mở, café được pha sẵn,….

Đối với các doanh nghiệp, thì toàn bộ máy móc được kết nối với nhau và nhà quản lý có thể theo dõi trực tiếp được tình trạng sản xuất, hoạt động, công suất. Từ đó có thể điều chỉnh cho phù hợp.

IoT phải đối mặt với những vấn đề gì?

Thực sự kỷ nguyên Internet of Things đã manh nha từ lâu nhưng chỉ thực sự được bùng nổ và quan tâm trong những năm gần đây, sau sự phát triển của smartphone, tablet và những kết nối không dây,…

Khi có sự chú ý của cộng đồng, IoT đã cho thấy tiềm năng của mình với những số liệu đáng kinh ngạc.

Ước tính tới 2020 sẽ có 31 triệu thiết bị IoT

Theo ước tính thì Internet of Things đến năm 2020 sẽ đạt được:

  • 4 tỷ người kết nối với nhau
  • 4 ngàn tỷ USD doanh thu
  • Hơn 25 triệu ứng dụng
  • Hơn 25 tỷ hệ thống nhúng và hệ thống thông minh
  • 50 ngàn tỷ Gigabytes dữ liệu

Việc Kết nối với thông tin mọi lúc mọi nơi đem lại lợi ích vô cùng lớn nhưng vấn đề bảo mật thông tin cần được lưu ý hàng đầu của không chỉ riêng người dùng internet bình thường mà còn của cả chuyên gia IT. Với số lượng kết nối khổng lồ, dữ liệu liên tục tăng lên, thông tin của bạn làm thể nào để luôn chắc chắn rằng được bảo mật?

Ngoài ra cũng cần kiểm soát khối lượng của dữ liệu mà cá nhân và doanh nghiệp sẽ phải xử lý hàng ngày. Khi đó việc lưu trữ, truy xuất, phân tích và quản lý dữ liệu trở thành nhiệm vụ mang tính cấp thiết, cần phải được giải quyết sớm.

Phần lớn doanh nghiệp hiện nay vẫn lạ lẫm IoT, chưa có thể tận dụng được nhiều chức năng của IoT vào việc thu thập và tích hợp dữ liệu.

IoT chắc chắn ngày càng mở rộng với nhiều tiện ích tích cực cho cả cá nhân và doanh nghiệp. Nhưng làm thế nào để tận dụng triệt để mọi khía cạnh của IoT, điều tốt nhất hiện nay là mỗi người nên tự trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về IoT trong cuộc sống thường nhật của chúng ta trước đã.


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Khó có một phần mềm ERP nào có thể áp dụng 100% cho doanh nghiệp ngay lần đầu triển khai. Do vậy, yêu cầu phát triển các đặc thù riêng (customize) thường được đặt ra. Tuy nhiên, "Có nên tùy chỉnh hệ thống ERP hay không?". Bài viết này sẽ
    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    Sự cố khi triển khai ERP chỉ những việc xảy ra không nằm trong kế hoạch dự định và có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Bài viết này sẽ liệt kê chi tiết những sự cố thường
    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã trở thành một xu hướng tất yếu đối với các tổ chức muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng cạnh tranh.
    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Để ứng dụng hiệu quả và tận dụng tối đa lợi ích của ERP, việc hiểu rõ các phân hệ của phần mềm này là điều cần thiết. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về các phân hệ của ERP và cách lựa chọn chức năng phù hợp
    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để nâng cao hiệu quả quản trị đã trở thành xu hướng của nhiều công ty tại Việt
    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Cơ khí chế tạo là ngành có quy trình quản lý vận hành phức tạp với nhiều hoạt động đan xen, đòi hỏi sự chính xác và tính đồng bộ cao trong tất cả các khâu: Từ thiết kế, mua hàng, sản xuất, lắp ráp đến bảo hành, bảo trì.