Cách lập kế hoạch sản xuất đối với doanh nghiệp

Kế hoạch sản xuất là một vấn đề quan trọng, mang tính quyết định đối với hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên để biết cách lập kế hoạch sản xuất phù hợp với công ty, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thì vẫn luôn là bài toán khó với nhiều doanh nghiệp.

Cách lập kế hoạch sản xuất tối ưu nhất trong doanh nghiệp

Việc lập kế hoạch sản xuất phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bộ phận sản xuất sẽ lập kế hoạch phù hợp với nguồn lực và yêu cầu của doanh nghiệp, để tối ưu hóa về chi phí và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Cách lập kế hoạch sản xuất đối với doanh nghiệp

Tuy nhiên, để đáp ứng được các yêu cầu sản xuất đề ra, cũng như hệ thống sản xuất vận hành được tối ưu, doanh nghiệp phải dựa vào dự báo được các sản lượng tiêu thụ của thị trường hoặc các đơn hàng doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng trong thời gian tới. Việc này giúp cho bộ phận sản xuất có thể lên kế hoạch mua và dự trữ nguyên vật liệu, tính toán số lượng nhân công tham gia sản xuất và bố trí các máy móc thiết bị phù hợp cần thiết.

Để có được cách lập kế hoạch sản xuất tối ưu nhất mang lại nhiều lợi nhuận thì bộ phận lập kế hoạch phải dựa trên rất nhiều thông tin như dự báo tiêu thụ, các báo cáo kho hàng hóa – Nguyên vật liệu, năng lực sản xuất của nhà máy, tình hình nhân công … để từ đó đưa ra được kế hoạch sản xuất tối ưu nhất đảm bảo sử dụng hợp lý các nguồn lực trong doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo tiến độ sản xuất cần thiết.

Quy trình kế hoạch sản xuất có liên quan đến nhiều bộ nhận. Trong doanh nghiệp sản xuất, bộ phận lập kế hoạch sản xuất sẽ sử dụng thông tin cần thiết từ các bộ phận có liên quan đến hoạt động sản xuất của nhà máy và các tác động cụ thể như:

– Thông tin nhân sự, nhân công tham gia sản xuất tại nhà máy: Số lượng công nhân hiện thời có thể tham gia sản xuất sẽ tác động đến chất lượng và sản lượng sản xuất trong kỳ.

– Số lượng tồn kho Nguyên vật liệu và kế hoạch mua hàng sắp hoàn thành quyết định số lượng có thể sản xuất được cho thời điểm kế hoạch.

– Năng lực sản xuất của nhà máy như năng suất máy móc, thiết bị, kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị tại nhà máy sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của nhà máy trong kỳ kế hoạch.

– Các số liệu thống kê rủi ro sẽ giúp kế hoạch sản xuất hạn chế các sự cố phát sinh ảnh hưởng đến sản lượng kế hoạch đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Yêu cầu tối quan trọng của bộ phận lập kế hoạch sản xuất là phải biết được các thông tin cần thiết liên quan đến tình hình của doanh nghiệp ở tất cả các phòng ban có liên quan đến sản xuất. Bằng cách truyền thống, nhân viên kế hoạch sẽ tập hợp các báo cáo từ các bộ phận khác trong công ty và tiến hành phân tích để lên kế hoạch sản xuất phù hợp theo tiến độ kế hoạch. Và toàn bộ quy trình này với phương pháp truyền thống và sự hỗ trợ từ excel thì thời gian thực hiện tối thiểu từ vài ngày tới vài tuần.

Tuy nhiên với yêu cầu khắt khe về mặt thời gian trong thời buổi hiện tại, với mỗi đơn hàng của khách hàng trong nước hoặc nước ngoài thì doanh nghiệp không có nhiều thời gian để lên kế hoạch, sản xuất và giao hàng. Đối với các doanh nghiệp lớn, hoạt động sản xuất cho nhiều khách hàng trong và ngoài nước, thì yêu cầu về thời gian hoàn thành sản phẩm đúng kế hoạch là điều rất cần thiết. Do đó có rất nhiều doanh nghiệp hiện tại cần phải có sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống phần mềm ERP để các phòng ban có thể kế thừa số liệu của nhau một cách nhanh nhất, giúp nhân viên có thể xem và tổng hợp số liệu một cách nhanh chóng như phần mềm 3S ERP hỗ trợ doanh nghiệp tự động lập kế hoạch sản xuất. Rút ngắn tối đa thời gian và giúp cho bộ phần lên kế hoạch có thể lập và quản lý kế hoạch sản xuất một cách hiệu quả.

Theo đó, tất cả báo cáo cần thiết ở tất cả phòng ban ứng dụng phần mềm 3S ERP sẽ chỉ cần vài phút để lập, export và in khi cần thiết. Do vậy sẽ rút ngắn tối đa thời gian và giúp bộ phận kế hoạch có thể lập và quản lý kế hoạch sản xuất một cách hiệu quả nhất có thể..

Mục tiêu của cách lập kế hoạch sản xuất

Lập kế hoạch sản xuất là đặt ra mục tiêu sản xuất và ước tính các nguồn lực cần thiết để có thể đạt được các mục tiêu đề ra. Cần đưa một bản kế hoạch thật chi tiết để có thể hoàn thành các mục tiêu một cách tối ưu nhất về chi phí, và thời gian hoàn thành. Bản kế hoạch cần đưa ra được các bước cụ thể trong quá trình sản xuất, đồng thời dự báo các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình sản xuất để có thể tối ưu và loại bỏ các nguyên nhân gây lãng phí.

Mục tiêu của lập kế hoạch sản xuất:

  1. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực

Có bản kế hoạch chi tiết, phù hợp sẽ giúp sử dụng được các nguồn lực, máy móc một cách hiệu quả, nâng cao năng suất, giảm chi phí và mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.

  1. Dòng sản xuất ổn định

Lập kế hoạch sản xuất giúp doanh nghiệp luôn chủ động, đảm bảo quá trình sản xuất luôn ổn định và đáp ứng thời gian giao hàng. Các máy móc sẽ được tận dụng một cách tối đa, giúp việc sản xuất không bị đình trệ, cung ứng sản phẩm liên tục đến khách hàng.

  1. Ước lượng nguồn lực

Cách lập kế hoạch sản xuất giúp ước lượng nguồn lực cần thiết như con người, nguyên vật liệu để có thể hoàn thành mục tiêu đề ra,… Ước lượng này được tính toán dựa trên dự báo doanh số, vì vậy kế hoạch được lập ra để đáp ứng yêu cầu bán hàng.

  1. Phối hợp hoạt động của các phòng ban nhịp nhàng

Lập kế hoạch sản xuất giúp phối hợp các phòng ban phối hợp nhịp nhàng, giúp nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Ví dụ: bộ phận marketing phối hợp với bộ phận sản xuất để bán hàng hóa. Từ đó gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

  1. Giảm thiểu lãng phí nguyên vật liệu

Lập kế hoạch sản xuất sẽ giúp giảm đáng kể các nguyên liệu thô. Nó giúp đảm bảo nguồn nguyên vật liệu và chất lượng nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất giúp tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng.

 


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Tại sao cần sử dụng giải pháp ERP cho ngành spa

    Tại sao cần sử dụng giải pháp ERP cho ngành spa

    Spa là ngành dịch vụ đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao cũng như công tác điều hành phức tạp bởi thông tin cần quản lý nhiều và đa dạng. Giải pháp ERP cho ngành Spa là công cụ vô cùng cần thiết giúp các chủ spa quản lý hoạt động
    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Khó có một phần mềm ERP nào có thể áp dụng 100% cho doanh nghiệp ngay lần đầu triển khai. Do vậy, yêu cầu phát triển các đặc thù riêng (customize) thường được đặt ra. Tuy nhiên, "Có nên tùy chỉnh hệ thống ERP hay không?". Bài viết này sẽ
    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    Sự cố khi triển khai ERP chỉ những việc xảy ra không nằm trong kế hoạch dự định và có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Bài viết này sẽ liệt kê chi tiết những sự cố thường
    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã trở thành một xu hướng tất yếu đối với các tổ chức muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng cạnh tranh.
    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Để ứng dụng hiệu quả và tận dụng tối đa lợi ích của ERP, việc hiểu rõ các phân hệ của phần mềm này là điều cần thiết. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về các phân hệ của ERP và cách lựa chọn chức năng phù hợp
    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để nâng cao hiệu quả quản trị đã trở thành xu hướng của nhiều công ty tại Việt