Takt time và những lợi ích mang lại trong sản xuất

Để doanh nghiệp có thể tối ưu nguồn lực của mình một cách hiệu quả, việc nắm bắt và giữ Takt time ở mức ổn định luôn là một công việc cần thiết. Vậy Takt time là gì? Đâu là những phương pháp tối ưu “tốc độ sản xuất” hiệu quả? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

takt time

Takt time là gì?

Takt time (hay được dịch là nhịp sản xuất) là khoảng thời gian cần thiết mà doanh nghiệp hoàn thành một sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Khi nhịp sản xuất ngắn, doanh nghiệp sẽ tối ưu hóa công suất của mình một cách thích hợp, từ đó đáp ứng yêu cầu sản xuất mà không cần giữ quá nhiều hàng tồn kho dự trữ. 

Công thức tính Takt time

Để tính Takt time chúng ta dựa trên công thức: lấy khoảng thời gian làm việc thực tế trong ngày chia cho các yêu cầu đặt hàng trong chính ngày đó. Kết quả được quy đổi ở đơn vị phút hoặc giây.

Takt time = Thời gian làm việc thực tế trong một ngày / Yêu cầu đặt hàng trong ngày

Trong đó: 

Thời gian một ngày làm việc = Toàn bộ thời gian sản xuất – thời gian bảo trì – thời gian chuyển ca – thời gian nghỉ – khoảng làm sạch các thiết bị máy móc và môi trường làm việc

Yêu cầu đặt hàng của khách trong một ngày = số lượng sản phẩm / khoảng thời gian đặt hàng

Ví dụ: Giả sử có doanh nghiệp có tổng thời gian làm việc trong 1 ngày là 300 phút (sau khi loại bỏ thời gian chuyển ca, nghỉ giữa giờ, họp hành, v.v.), và khách hàng mong đợi 50 sản phẩm được lắp ráp mỗi ngày.

Ta tính được Takt time = 300/50 = 6 phút.

Do đó, nhịp sản xuất là 6 phút, tức là cứ 6 phút cần phải lắp ráp xong một sản phẩm, nếu không sẽ không thể đảm bảo yêu cầu khách hàng.

Lợi ích của Takt time

lợi ích takt time

Takt Time cung cấp cho doanh nghiệp một công cụ đo lường, kiểm soát các lãng phí và nâng cao năng suất một cách hiệu quả. Thay vì chú trọng đến số lượng thành phẩm cũng như năng suất đầu ra (số sản phẩm trên giờ hoặc phút), Takt time lại quan tâm đến việc sản xuất sản phẩm đúng tiến độ theo yêu cầu khách hàng. Điều này sẽ hình thành dòng chảy thông suốt trong toàn bộ quá trình sản xuất. Một số lợi ích cốt lõi của Takt time bao gồm:

Giảm thời gian chuyển giao và những lỗi phát sinh

Giữa các quá trình trong quy trình sản xuất luôn cần một khoảng thời gian để chuyển giao công việc. Giữa giai đoạn đó có thể diễn ra khá lâu và tắc nghẽn do xảy ra các lỗi phát sinh. Khi Takt time đo lường hiệu suất sản phẩm trên dây chuyền sản xuất, các lỗi phát sinh sẽ cần phải hạn chế cũng như khoảng thời gian chuyển giao giữa các giai đoạn sẽ cần phải rút ngắn, doanh nghiệp sẽ nhận lại nhiều lợi ích hơn.

Giảm lãng phí

Với việc áp dụng Takt time, quy trình làm việc của doanh nghiệp sẽ được tối ưu hóa, loại bỏ các hoạt động không có giá trị, giảm thiểu lãng phí lao động và nguyên vật liệu tại mỗi quá trình sản xuất.

Phân bổ đều khối lượng công việc 

Takt time giúp người quản lý phân bổ khối lượng công việc đồng đều trên hệ thống làm việc và máy móc. Điều này làm quy trình sản xuất diễn ra trơn tru, giảm căng thẳng cho nhân viên và quá tải thiết bị. Khi doanh nghiệp phân bổ tốt khối lượng công việc, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để lập kế hoạch bảo trì dòng nguyên liệu, tối ưu nguồn lao động và các nhiệm vụ liên quan đến sản xuất khác.

Takt time là một số liệu quan trọng đối với các doanh nghiệp trong việc quản lý quy trình sản xuất. Khi công nghệ và các thiết bị hiện đại ngày càng được ứng dụng nhiều hơn, nhịp sản xuất sẽ ngày càng trở nên dễ dàng hơn để đo lường và theo dõi. 

Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm một giải pháp tăng hiệu quả và tối ưu quy trình sản xuất, hãy liên hệ ngay Hotline: 092.6886.855 để được tư vấn bởi chuyên gia của chúng tôi.


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    Sự cố khi triển khai ERP chỉ những việc xảy ra không nằm trong kế hoạch dự định và có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Bài viết này sẽ liệt kê chi tiết những sự cố thường
    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã trở thành một xu hướng tất yếu đối với các tổ chức muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng cạnh tranh.
    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Để ứng dụng hiệu quả và tận dụng tối đa lợi ích của ERP, việc hiểu rõ các phân hệ của phần mềm này là điều cần thiết. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về các phân hệ của ERP và cách lựa chọn chức năng phù hợp
    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để nâng cao hiệu quả quản trị đã trở thành xu hướng của nhiều công ty tại Việt
    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Cơ khí chế tạo là ngành có quy trình quản lý vận hành phức tạp với nhiều hoạt động đan xen, đòi hỏi sự chính xác và tính đồng bộ cao trong tất cả các khâu: Từ thiết kế, mua hàng, sản xuất, lắp ráp đến bảo hành, bảo trì.
    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP được thiết kế phù hợp với đặc thù ngành sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các bài toán liên quan đến lập kế hoạch, quản lý nhu cầu và hoạch định nguồn lực,... Cùng giaiphaperp.vn tìm hiểu chi tiết hơn