So sánh giữa Cloud ERP và On-Premise ERP?

Không thể phủ nhận vai trò của hệ thống ERP trong doanh nghiệp: giảm thời gian chết, nâng cao hiệu quả quản lý. Một câu hỏi được khá nhiều doanh nghiệp băn khoăn là: nên lựa chọn Cloud ERP và On-Premise ERP?

cloud erp

Cloud ERP là gì?

Cloud ERP là một loại phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp được lưu trữ trên nền tảng điện toán đám mây thay vì tại các cơ sở dữ liệu của chính doanh nghiệp. Với hạ tầng công nghệ thông tin đang ngày càng vững mạnh cùng công nghệ AI, Big Data, IOT được ứng dụng rộng rãi, các giải pháp Cloud ERP được kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp tăng tốc và đột phá trong kinh doanh.

On-Premise ERP là gì?

Cũng được thiết kế các modules (chức năng) tương tự với Cloud ERP, thế nhưng điểm khác biệt của On-Premise ERP sẽ được triển khai trực tiếp trên chính phần cứng và server của doanh nghiệp. Điểm nổi bật của giải pháp ERP On-Premise so với Cloud đó là bảo mật vượt trội, và có ít nguy cơ bị tấn công, rò rỉ hơn.

Đọc thêm: Tại sao chi phí triển khai phần mềm ERP của Việt Nam thấp hơn so với phần mềm ERP nước ngoài

Điểm giống nhau giữa Cloud ERP và On-Premise

Điểm chung của Clound ERP và On-Premise ERP:

Về bản chất, Cloud ERP hay On-Premise ERP đều là một giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp. Bên trong nó được thiết kế và xây dựng các nghiệp vụ lõi mà mọi doanh nghiệp đều cần đến nhằm có thể trợ giúp tất cả các bộ phận của doanh nghiệp những thao tác nghiệp vụ và chia sẻ thông tin một cách hiệu quả. Theo đó, cả hai giải pháp Cloud ERP và On – Premise ERP đều có chung các nghiệp vụ sau:

  • Quản lý bán hàng: Thiết lập kế hoạch bán hàng; Thiết lập các chính sách bán hàng; Quản lý quy trình bán hàng; Quản lý công nợ khách hàng; Quản lý đơn hàng bán/đổi trả hàng; Thiết lập KPI đánh giá nhân viên bán hàng; Tính lãi/lỗ theo sản phẩm/nhóm sản phẩm; Kết nối web TMĐT, các phân hệ khác trong hệ thống ERP; Hệ thống báo cáo/phân tích theo nhiều chiều thông tin.
  • Quản lý mua hàng: Lập kế hoạch mua hàng; Quản lý, Đánh giá lựa chọn nhà cung cấp; Theo dõi và quản lý đơn hàng mua; Quản lý chất lượng đầu vào (IQC); Quản lý cost down nhà cung cấp; Quản lý công nợ phải trả; Quản lý đổi trả theo NCC, theo hợp đồng; Hệ thống báo cáo/phân tích theo nhiều chiều thông tin.
  • Quản lý kho: Thiết lập và quản lý danh mục hàng hóa, vật tư; Quản lý hàng tồn kho theo vị trí, thùng, bao, gói, pallet; Quản lý hàng hóa vật tư theo lô, HSD, tuổi hàng tồn kho; Quản lý hàng hóa vật tư đồng thời nhiều đơn vị tính quy đổi; Tính giá vốn hàng tồn kho theo nhiều phương pháp; Quản lý định mức tồn kho; Check mã temp với khách hàng.
  • Quản trị tài chính – kế toán: Quản lý chi phí theo trung tâm phí (Cost Center); Quản trị Budget về lợi nhuận; Quản lý dòng tiền; Quản lý công nợ và kế hoạch thanh toán; Lập kế hoạch tài chính; Báo cáo phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp; Quản lý Tài sản cố định, CCDC.
  • Quản lý sản xuất: Quản lý năng lực sản xuất; Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP); Lập kế hoạch sản xuất; Quản lý, phát hành lệnh sản xuất; Quản lý quá trình sản xuất; Thống kê công đoạn sản xuất; Kiểm soát chất lượng sản phẩm.

Sự khác biệt giữa Cloud ERP và On-Premise ERP

Nội dung so sánhCloud ERPOn-Premise ERP
Chi phí sở hữuCloud ERP có chi phí đầu tư ban đầu tương đối thấp. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ phải thanh toán  khoản phí định kỳ (có thể theo tháng, quý, năm,…) cho nhà cung cấp để duy trì phần mềm.Các hệ thống On-premise ERP sẽ yêu cầu doanh nghiệp đầu tư một khoản kinh phí lớn cho cơ sở hạ tầng trước khi đi vào vận hành.  Do đó chi phí để xây dựng hệ thống On-premise thường sẽ đắt hơn so với hệ thống Cloud ERP.
Khả năng nâng cấp và cải tiến hệ thốngNhờ các thiết bị vận hành dựa trên hệ thống đám mây, các cải tiến sẽ được tự động cập nhật thành phiên bản mới nhất. Tuy nhiên, việc tích hợp hệ thống như MES thường không khả dụng.Phần mềm On-Premise ERP có khả năng tùy chỉnh các phiên bản mới cũng như tích hợp các công nghệ tiên tiến khác. 
Khả năng cải thiện hiệu suất và khả năng truy cậpMục đích cấu trúc phần mềm Cloud ERP được thiết kế để mang đến năng suất tối đa, cung cấp hiệu quả tối ưu phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Các hệ thống On-Premise ERP ít có khả năng tự động điều chỉnh do hệ thống cơ sở hạ tầng đi kèm đòi hỏi sự hỗ trợ của bộ phận IT.
Tốc độ triển khaiDo không phải lắp đặt các thiết bị máy chủ, phần cứng chuyên dụng, cũng như không cần đến đội ngũ IT và các yêu cầu về hệ thống cơ sở hạ tầng mạng, nên các bước triển khai của Cloud ERP thường nhanh gọn từ 3 tháng – nửa năm.  Giải pháp ERP tại chỗ có yêu cầu đặc biệt về cơ sở hạ tầng mạng, phần cứng… nên thời gian triển khai sẽ kéo dài gần 1 năm.

 

  • Ưu và nhược điểm của Cloud ERP và On-Premise ERP
Cloud ERPOn-Premise ERP
Ưu điểm– Cloud ERP có nhiều ưu điểm, đầu tiên là dễ dàng sử dụng.

Nhà cung cấp dịch vụ gánh chịu hậu quả duy trì và bảo trì các bộ máy trên máy chủ của mình và công ty chỉ cần truy cập vào bất kỳ thời điểm nào để thực hiện các chuyên môn liên quan

– Một cách tương đối, một dịch vụ đám mây sẽ tiết kiệm khoản chi hơn rất nhiều. Thời gian triển khai và đi vào vận hành sẽ rẻ và nhanh hơn nhiều so với On-premise.

– Ứng dụng chạy trên Cloud có thể được tự động nâng cấp, tạo cơ hội để công ty sử dụng phiên bản phần mềm mới nhất và tốt nhất mà không mất thêm chi phí.

– Vì doanh nghiệp chỉ trả tiền cho giấy phép người sử dụng một lần, nên một giải pháp on-premise thường có Tổng chi phí sở hữu (TCO) thấp hơn so với hệ thống đám mây.

– Nền tảng dữ liệu và phần cứng được đặt ngay tại trụ sở doanh nghiệp. Do đó, công ty hoàn toàn làm chủ việc quyết định cấu hình, nâng cấp và thay đổi bộ máy.

– Với các on-premise system, doanh nghiệp không phụ thuộc vào kết nối internet hoặc các yếu tố bên ngoài để truy xuất dịch vụ của mình.

Nhược điểm– Để duy trì hoạt động hiệu quả thì giải pháp này yêu cầu nguồn internet có tốc độ cao. 

– Khả năng bảo mật cũng là vấn đề cần quan tâm hàng đầu khi doanh nghiệp triển khai hệ thống Cloud ERP.

– On-premise ERP đòi hỏi khoản đầu tư ban đầu tương đối lớn. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải chi trả cho các khoản chi bảo trì để cam kết hỗ trợ và nâng cấp chức năng.

– Triển khai hệ thống On – Premise ERP đòi hỏi doanh nghiệp có một đội ngũ IT/bảo trì có tay nghề cao để sẵn sàng đảm bảo phần cứng và phần mềm máy chủ, sao lưu dữ liệu, và khắc phục mọi vấn đề xảy ra.

– Thời gian triển khai giải pháp tương đối dài, sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Khó có một phần mềm ERP nào có thể áp dụng 100% cho doanh nghiệp ngay lần đầu triển khai. Do vậy, yêu cầu phát triển các đặc thù riêng (customize) thường được đặt ra. Tuy nhiên, "Có nên tùy chỉnh hệ thống ERP hay không?". Bài viết này sẽ
    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    Sự cố khi triển khai ERP chỉ những việc xảy ra không nằm trong kế hoạch dự định và có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Bài viết này sẽ liệt kê chi tiết những sự cố thường
    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã trở thành một xu hướng tất yếu đối với các tổ chức muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng cạnh tranh.
    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Để ứng dụng hiệu quả và tận dụng tối đa lợi ích của ERP, việc hiểu rõ các phân hệ của phần mềm này là điều cần thiết. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về các phân hệ của ERP và cách lựa chọn chức năng phù hợp
    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để nâng cao hiệu quả quản trị đã trở thành xu hướng của nhiều công ty tại Việt
    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Cơ khí chế tạo là ngành có quy trình quản lý vận hành phức tạp với nhiều hoạt động đan xen, đòi hỏi sự chính xác và tính đồng bộ cao trong tất cả các khâu: Từ thiết kế, mua hàng, sản xuất, lắp ráp đến bảo hành, bảo trì.