Phần mềm ERP cho doanh nghiệp sản xuất là giải pháp được thiết kế nhằm đáp ứng những yêu cầu riêng biệt dành cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Do đó, phần mềm đem lại các tính năng phù hợp đặc thù ngành sản xuất, nhằm cải tiến hiệu quả kinh doanh.
Thách thức mà mọi doanh nghiệp sản xuất phải đối mặt
Ngành sản xuất đã và đang là lĩnh vực có tiềm năng phát triển rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn và thách thức trong nhiệm vụ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh:
- Nhà quản lý không thể bao quát được tổng thể toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, từ khâu lên kế hoạch vật tư, cho tới khâu cung ứng vật tư, quản trị sản xuất, kế toán, tồn kho cho tới khâu kiểm soát thành phẩm…
- Có sự rời rạc, thiếu đồng bộ giữa các phòng ban, bộ phận. Bởi vậy thiếu sự hợp tác ở các khâu chuyên môn, giảm hiệu quả vận hành liên phòng ban.
- Khó khăn trong lập kế hoạch sản xuất do đó không tối đa năng lực vận hành của máy móc sản xuất.
- Hệ thống thông tin, dữ liệu không được lưu trữ đồng bộ, vì vậy khi cần dữ liệu rất mất thời gian liệt kê, lên báo cáo, thậm chí thiếu chính xác.
Đọc thêm: Hiểu thêm về phần mềm ERP
Các tính năng đặc thù của phần mềm ERP cho doanh nghiệp sản xuất
Phần mềm ERP dành cho lĩnh vực sản xuất được các nhà triển khai giải pháp nghiên cứu và phát triển dựa trên chính đặc thù ngành sản xuất, nhằm giải quyết các bài toán riêng cho từng doanh nghiệp. Các tính năng có bên trong của phần mềm ERP đó là:
- Quản lý tồn kho:
Quản lý tồn kho sản phẩm theo lô, trạng thái ,ngày sản xuất, ngày hết hạn.
Nhập xuất theo FEFO/ FIFO.
Cảnh báo tồn kho: cận date, chậm luân chuyển,…
- Phân hệ quản lý bán hàng.
Tạo và duyệt đơn hàng theo chính sách duyệt.
Áp dụng khuyến mãi tự động.
Cảnh báo công nợ theo hạn mức: số ngày, số tiền.
Xuất kho và xuất hóa đơn tự động.
Tích hợp hóa đơn điện tử.
Theo dõi tiến trình xử lý đơn hàng mọi lúc, mọi nơi.
- Quản lý mua hàng:
Quản lý chi tiết quy trình mua hàng từ đề nghị mua hàng đến nhập kho, kiểm nghiệm, thanh toán.
Cảnh báo công nợ theo hạn mức: số ngày, số tiền.
Liên thông từ mua hàng đến kho vận và kế toán mà không phải nhập liệu lại.
Theo dõi tiến trình thực hiện đơn hàng, theo dõi nhà cung cấp.
- Phân hệ quản lý tài chính – kế toán:
Quy trình nghiệp vụ liên thông giữa các phòng ban, Kế toán thừa hưởng và kiểm tra, soát xét.
Kế toán tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (TT200).
Quản lý và cảnh báo công nợ: phải thu, phải trả. Nợ đến hạn, nợ quá hạn,…
Xem giá thành mọi lúc mọi nơi, không cần phải đợi kết thúc kỳ.
Tạo cơ chế duyệt và xét duyệt online cho các bộ quy trình: DNTT, DNTU,…
Quản lý và phân bổ chi tiết: tài sản , chi phí dịch vụ..
Bộ báo cáo tài chính và quản trị từ tổng quát đến chi tiết.
- Phân hệ quản lý sản xuất:
Tự động thiết lập kế hoạch sản xuất
- Tích hợp với hệ thống MES và các giải pháp công nghệ tiên tiến khác
- Hệ thống báo cáo/Phân tích theo nhiều chiều thông tin
Đọc thêm: Nhân viên kế hoạch sản xuất là gì? Cần chuẩn bị gì?
Lợi ích khi triển khai ERP cho doanh nghiệp sản xuất
Khi áp dụng phần mềm ERP, doanh nghiệp sản xuất sẽ nhận được những hiệu quả sau:
- Tăng độ chính xác trong hoạt động kinh doanh: Giải pháp ERP cung cấp hệ thống quản trị nhất quán nhằm hạn chế tối đa các rủi ro trong sản xuất. Phần mềm tạo ra cách thức phân tích dữ liệu sản xuất mới nhằm tận dụng tối ưu nguồn tài nguyên thông tin. Kết quả đạt được là một hệ thống quản trị, vận hành nhà máy thống nhất, linh hoạt, hiệu quả và giảm thiểu các sai sót có thể xảy ra.
- Khả năng hiển thị trên toàn hệ thống: Trong nhà máy, khả năng hiển thị trên toàn hệ thống cho phép sản xuất và giao hàng kịp thời, giảm tốc độ từ chối sản phẩm, tăng thời gian quay vòng sản phẩm.
- Quản trị hiệu suất sản xuất: Giải pháp cung cấp một giao diện hệ thống, nơi hiển thị hiệu suất thời gian thực của ca, dây chuyền sản xuất. Ngoài ra các dữ liệu chính xác về thời gian chết hay chu kỳ thời gian sản phẩm cũng được phần mềm cập nhật nhằm phản ứng nhanh với các sự kiện ngoài ý muốn như thiếu nguyên liệu hoặc hỏng thiết bị.
- Tăng năng suất: Phần mềm được xây dựng chức năng quản lý máy móc thông minh tại nhà xưởng, đảm bảo sản xuất hiệu quả và tinh gọn hơn bằng cách lập kế hoạch chính xác số lượng hàng hóa cần thiết. Điều này giúp bộ phận quản trị doanh nghiệp nắm bắt thông tin dưới nhà máy kịp thời. Từ đó tăng năng suất và đảm bảo thời gian hoạt động tối ưu, thúc đẩy sự phát triển trong tương lai và hiện tại của doanh nghiệp.
Với những lợi ích kể trên, việc ứng dụng ERP là điều mọi doanh nghiệp sản xuất nên triển khai. Và giải pháp ERP đã, đang và sẽ là chìa khóa thành công của nhiều doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.
Lựa chọn đơn vị cung cấp phần mềm ERP cho ngành sản xuất uy tín?
Tại Việt Nam, ITG là đơn vị có hơn 16 năm kinh nghiệm triển khai ERP, ITG có thể đồng hành cùng doanh nghiệp trong khảo sát, tư vấn, bài toán, xây dựng quy trình, thực hiện triển khai hệ thống ERP.
Hệ thống 3S ERP do ITG phát triển là một giải pháp quản trị tổng thể, hỗ trợ các nhà lãnh đạo trong việc hoạch định và điều hành toàn bộ nguồn lực của doanh nghiệp (Hàng hóa – Tài sản – Tài chính – Nhân sự) và trợ giúp tất cả các bộ phận của doanh nghiệp thao tác nghiệp vụ và chia sẻ thông tin một cách hiệu quả thông qua quy trình xử lý công việc đã được quy chuẩn khi thiết kế phần mềm.
3S ERP là bộ giải pháp được đầu tư và phát triển bài bản dựa trên sự kết hợp các quy trình quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế và kinh nghiệm triển khai giải pháp ERP đặc thù tại thị trường Việt Nam, bởi đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin và quản trị doanh nghiệp giàu kinh nghiệm và sáng tạo.
Việc ứng dụng giải pháp ERP cho doanh nghiệp sản xuất là xu thế tất yếu để hiện đại hóa khu vực nhà máy, cũng như xây dựng một quy trình sản xuất thông minh hơn và hiện đại hơn trong doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu được tư vấn từ chuyên gia, hãy liên hệ qua số hotline: 092.6886.855
Đọc thêm: Tại sao kết hợp giữa MES và phần mềm ERP là tiền đề để xây dựng nhà máy thông minh