Gen văn hóa doanh nghiệp tạo ra môi trường làm việc hiệu quả, từ đó gia tăng sự nỗ lực của mỗi cá nhân. Thế nhưng, để có thể nâng cao trải nghiệm nhân viên là bài toán không phải doanh nghiệp nào cũng có lời giải hợp lý. Cùng tìm hiểu phương pháp quản lý nhân sự trong nhiệm vụ đề cao yếu tố con người của tổ chức.
Trải nghiệm nhân viên – Employee Experience (EX) là gì?
Trải nghiệm nhân viên là việc coi Nhân viên trở thành trọng tâm trong quản. Tức là đề cao giá trị con người trong tổ chức, nhằm gia tăng vòng đời làm việc của nhân viên (ELC – Employee Life Cycle).
Khi nhân sự được làm việc trong một môi trường hiệu quả với những trải nghiệm tốt, đặc biệt cung cấp cho họ đầy đủ quyền lợi và lợi ích, năng suất của mỗi cá nhân sẽ được tăng lên. Từ đó sự cống hiến của nhân sự cũng nhiều hơn và gắn kết với doanh nghiệp hơn. Nhờ vậy tạo ra kết quả cao trong hoạt động kinh doanh của tổ chức.
Đọc thêm: 10 cách thông minh để cải thiện hiệu suất trong công việc
Làm sao để nâng cao tối đa trải nghiệm nhân viên với doanh nghiệp?
Những cuộc cách mạng công nghệ luôn có sức tác động to lớn tới việc quản trị nhân sự. Do đó HRM – phần mềm quản trị nguồn nhân lực đã ra đời và ngày càng được hoàn thiện để phù hợp với xu hướng nhân sự toàn cầu hiện nay. HRM không chỉ dừng lại ở việc quản lý thông tin về nhân lực trong tổ chức mà còn mở rộng ở việc đem lại giá trị lớn hơn cho doanh nghiệp, khi cung cấp những tri thức quản trị đề cao yếu tố con người.
HRM cung cấp những tính năng giúp nhân viên có trải nghiệm công việc thay đổi theo xu hướng cá nhân hóa và năng suất, từ đó quy trình làm việc trở nên thông minh hơn, cho phép nhân viên thực hiện công việc tốt nhất. Phương pháp quản lý nhân sự này tạo ra môi trường làm việc linh hoạt phù hợp hơn với nhu cầu của cá nhân, các không gian riêng cho phép nhân viên làm việc hiệu quả theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp tự động. Cùng khám phá cách công nghệ này đơn giản hóa giao tiếp và quy trình làm việc trong tổ chức.
Đọc thêm: Phần mềm HRM trong chuyển đổi cách thức quản lý nhân lực
Phương pháp quản lý nhân sự: nâng cao trải nghiệm nhân viên với phần mềm HRM
1. Nâng cao trải nghiệm công việc
Trải nghiệm công việc là trải nghiệm thực tế của nhân viên về công việc của mình. Nó liên quan mật thiết tới cấu trúc, cách thức xử lý tác vụ của một cá nhân để hoàn thành vai trò và trách nhiệm của mình.
Phương pháp quản lý nhân sự ứng dụng HRM cung cấp những công cụ cần thiết để nhân viên có thể thực hiện hiệu quả công việc. HRM được kết nối với các phân hệ khác như DMS, CRM, phần mềm quản lý sản xuất, để có thể tự cập nhật số liệu đầu vào cho các chỉ tiêu KPI, từ đó nhân viên có thể theo dõi mức độ công việc hoàn thành một cách hiệu quả.
Khả năng mở rộng, tích hợp với những phần mềm khác của HRM với các giải pháp như Quản trị sản xuất, quản trị Quan hệ khách hàng, Kế toán,… cũng đáp ứng nhu cầu công việc của mỗi cá nhân hay quản trị toàn diện doanh nghiệp. HRM đã tối ưu hóa cách nhân viên tham gia vào các hệ thống và quy trình làm việc hàng ngày, giúp họ có thể linh hoạt chuyển đổi từ tác vụ này sang tác vụ khác, đồng thời cải thiện tốc độ hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Đọc thêm: HRM có giá bao nhiêu
2. Cải thiện trải nghiệm môi trường
Trải nghiệm môi trường đại diện cho kết cấu môi trường làm việc của mỗi nhân viên, trong đó bao gồm 2 môi trường sau:
Technology environment (Môi trường công nghệ):
HRM sẽ cung cấp các công cụ và nền tảng công nghệ cần thiết để hỗ trợ nhân viên làm việc. Bao gồm:
- Mỗi cá nhân được phân cấp, phân quyền, cơ chế tự quản lý, tự phục vụ những thông tin của mình kể cả những thay đổi và biến động của quá trình làm việc.
- Hỗ trợ tính lương linh động theo đặc thù, có thể khai báo chấm công linh hoạt với nhân viên phải đi thị trường bằng GPS.
- Tự động kết nối các dữ liệu chấm công, bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cá nhân, các khoản trích nộp và kết xuất ra bảng lương tổng hợp, phiếu lương cho từng nhân viên,… đảm bảo tính minh bạch cho mỗi cá nhân.
Đọc thêm: Tìm hiểu về quy trình quản lý nhân sự trong doanh nghiệp
Cultural environment (Môi trường văn hóa):
Môi trường văn hóa gồm toàn bộ các giá trị gắn với vào hoạt động của một doanh nghiệp, đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất nhằm nâng cao trải nghiệm nhân viên. Phương pháp quản lý nhân sự với giải pháp HRM sẽ cung cấp:
- Đánh giá nhân sự một cách hiệu quả, minh bạch và được thực hiện đều đặn trong năm. Phục vụ công việc theo dõi.
- Cập nhật số liệu cho các chỉ tiêu KPI theo phòng ban và KPI theo nhân viên theo nhiều tiêu chí, điểm số min, max.
- Thiết lập các báo cáo đánh giá nhân viên toàn diện, cho phép kết xuất đầu ra (kết quả đánh giá KPI) cho mục tiêu tính lương, thưởng cho nhân sự.
- Quản lý kế hoạch đào tạo của nhân viên kịp thời và chính xác.
3. Đề cao trải nghiệm cảm xúc
Phương pháp quản lý nhân sự nâng cao trải nghiệm cảm xúc bao gồm các hoạt động thấu hiểu và điều hướng môi trường làm việc của mình. Đây là yếu tố quan trọng, quyết định đến đánh giá cuối cùng của việc nâng cao trải nghiệm nhân viên.
Ứng dụng HRM, doanh nghiệp có thể đánh giá đầy đủ về nhân viên và kỹ năng của mỗi cá nhân. Từ đó có những chính sách cải thiện hay khen thưởng hợp lý, Việc tạo ra một động lực trong môi trường làm việc giúp nhân viên cảm thấy có động lực hơn trong công việc.
Ngoài ra, trải nghiệm cảm xúc của nhân viên được HRM hỗ trợ ngay cả khi họ mới chỉ là ứng viên tham gia tuyển dụng cho doanh nghiệp. Bởi lẽ HRM chăm sóc cho ứng viên từ việc gửi thư thông báo hay cập nhật những thông tin cần thiết cho ứng viên trong quá trình.
Có thể thấy phần mềm HRM là phương pháp quản lý nhân sự thông minh và phù hợp cho mọi doanh nghiệp trong quá trình tối ưu nguồn lực doanh nghiệp. Hãy biết tận dụng sức mạnh cho chìa khóa thành công của doanh nghiệp.
Bạn đang tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia và muốn tìm hiểu xem HRM phù hợp với yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp mình? Hãy liên hệ với số hotline tư vấn giải pháp của chúng tôi: 0986.196.838
Đọc thêm: Quản trị nhân lực trong thời đại 4.0 với phần mềm quản lý nhân sự 3S HRM