Sức mạnh trực quan hóa của MES trong mô hình nhà máy thông minh

Trực quan hóa dữ liệu (data visualisation) là phương thức hiệu quả để chuyển đổi dữ liệu kinh doanh sang những thông tin hữu ích, cho phép nhà quản trị ra những quyết định kịp thời, từ đó đem lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Đối mô hình nhà máy thông minh, phần mềm điều hành sản xuất hỗ trợ doanh nghiệp giám sát và tối ưu hóa hiệu quả sản xuất thông qua tính năng trực quan dữ liệu theo thời gian thực.

Khái niệm trực quan hóa dữ liệu

Trực quan hóa dữ liệu (data visualization) là kỹ thuật trình bày số liệu và thông tin bằng hình ảnh, thông thường là các biểu đồ, đồ thị hoặc dưới dạng các báo cáo dashboard. Mục tiêu chính của trực quan hóa dữ liệu là truyền đạt thông tin hiệu quả đến người đọc thông qua các phương tiện đồ họa. Thông thường trực quan hóa dữ liệu được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

  • Xác định đối tượng quan sát và mục tiêu cần quan sát: đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất để khi tiến hành trực quan dữ liệu có thể chính xác. Ví dụ đối với công nhân đó là thông tin về dây chuyền sản xuất, đối với quản lý phân xưởng là thông tin về rủi ro chất lượng sản phẩm và đối với khối văn phòng là dữ liệu về hiệu suất công nhân nhà máy.
  • Phác thảo bố cục, nội dung cơ bản các biểu đồ, dashboard phù hợp: các dạng biểu đồ và cách thức trình bày được lựa chọn và sắp xếp một cách khoa học và có ý nghĩa.
  • Lựa chọn các công cụ: hiện có rất nhiều ứng dụng hỗ trợ trực quan hóa dữ liệu như phần mềm điều hành sản xuất. Doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn công cụ phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngân sách, độ lớn dữ liệu, quyết định tự xây dựng (in-house) hay thuê ngoài dịch vụ (outsource).

Việc thực hiện trực quan hóa dữ liệu và phân tích thông tin là các bước sau cùng của quy trình khai thác dữ liệu, sau khi đã thu thập, xử lý và tổ chức dữ liệu. Do đó, kết quả của việc trình bày dữ liệu phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của nguồn dữ liệu cũng như mức độ chuẩn hóa của các thông tin đầu vào.

Mô hình nhà máy thông minh
Trực quan hóa dữ liệu có thể được thể hiện qua màn hình dashboard

Đọc thêm: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Thay đổi nhỏ, lợi ích lớn

Sức mạnh trực quan hóa mà MES đem lại cho mô hình nhà máy thông minh

MES được viết tắt từ Manufacturing Execution System là một hệ thống thông tin kết nối, giám sát và kiểm soát các hệ thống sản xuất và luồng dữ liệu phức tạp tại nhà máy. Mục tiêu chính của MES là đảm bảo thực hiện hiệu quả các hoạt động sản xuất và cải thiện sản lượng sản xuất.

Hệ thống MES tạo ra và cung cấp một quy trình quản lý sản xuất hoàn hảo, nhận phản hồi và yêu cầu phản ứng trong thời gian thực, cung cấp thông tin tại một nguồn duy nhất. Cách mà phần mềm điều hành sản xuất giúp bạn có cái nhìn trực quan về nhà máy đó là:

  • MES quản lý vận hành theo thời gian thực: Hệ thống điều hành sản xuất hỗ trợ quản lý và đánh giá chi tiết năng lực sản xuất của từng phân xưởng, tổ đội và dây chuyền sản xuất.
  • MES thu thập dữ liệu nhanh chóng từ phân xưởng: Thông qua tầng kết nối thiết bị và tầng IIoT, MES có khả năng thu thập dữ liệu về sản xuất và tình trạng thiết bị một cách đầy đủ và nhanh chóng, nâng cao hiệu quả công tác điều hành sản xuất và giám sát thiết bị. Cung cấp phản hồi theo thời gian thực để nhanh chóng xác định và giải quyết các vấn đề xuất hiện trong quy trình sản xuất.
  • MES được phát triển bảng điều khiển trung tâm với giao diện hiển thị trực quan: Phần mềm điều hành sản xuất là giải pháp công nghệ tiên tiến được xây dựng và phát triển bảng điều khiển trung tâm cho phép hiển thị cảnh báo tức thời các vấn đề bất thường trong sản xuất thông qua dữ liệu được cập nhật. Giao diện của hệ thống được hiển thị trực quan với đầy đủ thông tin và được thiết kế thân thiện với người dùng.

Đọc thêm: Cẩm nang triển khai phần mềm MES cho Doanh nghiệp sản xuất

Lợi ích khi doanh nghiệp của bạn có thể trực quan hóa về khu vực nhà máy

Tại nhà xưởng, dữ liệu từ dây chuyền máy móc được ghi nhận trực tiếp và ngay lập tức trên các máy tính bảng công nghiệp. Việc trực quan hóa dữ liệu tại chính khu vực sản xuất giúp không chỉ quản đốc phân xưởng mà cả những công nhân có thể cập nhật tức thì năng lực sản xuất mỗi ngày và xử lý lỗi phát sinh một cách kịp thời. Ngoài ra, từ việc hình ảnh hóa các dữ liệu trên các màn hình kỹ thuật số, doanh nghiệp có thể theo dõi và kiểm soát tổng thể hoạt động sản xuất tại nhà xưởng theo cách dễ quan sát, dễ hiểu và dễ truyền đạt.

Tầm quan trọng của mô hình MES trong việc xây dựng mô hình nhà máy thông minh là điều không còn tranh cãi. Tuy nhiên, để triển khai phần mềm MES có hiệu quả cần một kế hoạch chỉn chu và bài bản. Điều này đòi hỏi nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải có một tầm nhìn chiến lược dài hạn. Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần tư vấn sâu hơn về MES, hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua số hotline tư vấn giải pháp: 092.6886.855

Đọc thêm: Tư vấn lựa chọn Hệ thống điều hành sản xuất cho doanh nghiệp


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Khó có một phần mềm ERP nào có thể áp dụng 100% cho doanh nghiệp ngay lần đầu triển khai. Do vậy, yêu cầu phát triển các đặc thù riêng (customize) thường được đặt ra. Tuy nhiên, "Có nên tùy chỉnh hệ thống ERP hay không?". Bài viết này sẽ
    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    Sự cố khi triển khai ERP chỉ những việc xảy ra không nằm trong kế hoạch dự định và có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Bài viết này sẽ liệt kê chi tiết những sự cố thường
    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã trở thành một xu hướng tất yếu đối với các tổ chức muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng cạnh tranh.
    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Để ứng dụng hiệu quả và tận dụng tối đa lợi ích của ERP, việc hiểu rõ các phân hệ của phần mềm này là điều cần thiết. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về các phân hệ của ERP và cách lựa chọn chức năng phù hợp
    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để nâng cao hiệu quả quản trị đã trở thành xu hướng của nhiều công ty tại Việt
    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Cơ khí chế tạo là ngành có quy trình quản lý vận hành phức tạp với nhiều hoạt động đan xen, đòi hỏi sự chính xác và tính đồng bộ cao trong tất cả các khâu: Từ thiết kế, mua hàng, sản xuất, lắp ráp đến bảo hành, bảo trì.