5 khó khăn doanh nghiệp gặp phải khi quản lý nhân sự

Nhân sự là nguồn lực quan trọng đóng vai trò quyết định tạo ra thất bại hay thành công của mỗi doanh nghiệp. Do đó bài toán quản lý nhân sự sao cho hiệu quả là thách thức lớn đối với nhiều tổ chức. Cùng điểm qua một số khó khăn doanh nghiệp gặp phải trong quản trị nguồn nhân lực ở bài viết dưới đây:

Đọc thêm: Tiêu chí chọn các phần mềm quản lý nhân sự hiệu quả

Dưới đây là một số khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi quản lý nguồn nhân lực:

  1. Dư thừa và thiếu hụt nhân sự

Với nhiều doanh nghiệp, khi hoạt động kinh doanh sa sút, bộ máy vận hành quá cồng kềnh thì việc dư thừa nhân sự là không thể tránh khỏi. Ngược lại, khi hoạt động kinh doanh phát triển, nhu cầu về nhân sự tăng cao doanh nghiệp có thể gặp phải tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực. Vấn đề này phát sinh từ khâu lên kế hoạch, phân bổ và tuyển dụng người lao động. Bộ phận nhân sự không nắm được những thông tin cập nhật từ các bộ phận khác kịp thời, do đó chưa thể tìm kiếm, tuyển dụng được ngay những ứng viên phù hợp với vị trí yêu cầu, việc chậm trễ trong khâu tuyển dụng là khó tránh khỏi.

quản trị nhân sự

Dư thừa và thiếu hụt nhân sự gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp

  1. Khó thoả mãn nhu cầu nhân viên về chính sách đãi ngộ

Nhằm thu hút cũng như giữ chân nhân viên làm việc lâu dài cho doanh nghiệp mình, việc đánh giá kinh nghiệm, trình độ, quá trình làm việc cũng như tiềm năng phát triển của nhân viên để từ đó đưa ra những chính sách đãi ngộ phù hợp là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự làm tốt công tác này. Công tác phân tích, phân loại và tính toán lương, thưởng cho nhân viên còn nhiều sai sót, và chưa hợp lý, dẫn đến giảm sự hài lòng của nhân viên. Hơn nữa, việc tính toán lương thưởng, chế độ đãi ngộ của nhiều doanh nghiệp vẫn được thực hiện theo phương pháp thủ công, dẫn đến tăng khối lượng công việc cho bộ phận nhân sự mà hiệu quả thì không hề cao.

  1. Tỷ lệ luân chuyển lao động tăng cao

Khi công việc không có cơ hội thăng tiến, mức đãi ngộ không cao, doanh nghiệp dễ gặp phải tình trạng tỉ lệ luân chuyển lao động tăng cao, đặc biệt đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tình trạng lao động cũ nghỉ việc, lao động mới xin vào liên tục là một vấn đề đáng ngại đối với doanh nghiệp, làm tốn nhiều thời gian, chi phí tuyển dụng, cũng như chi phí đào tạo lại nhân sự mới. Hơn nữa, nếu tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp, về lâu dài có thể làm giảm hiệu quả kinh doanh, mức doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.

  1. Thiếu hụt nhân tài

Nguồn lao động trong nước tuy vô cùng dồi dào, nhưng chỉ một phần thiểu số trong đó là có đủ kĩ năng, kinh nghiệm để đáp ứng nhu cầu việc làm ngày càng cao như hiện nay. Vì vậy, việc tìm kiếm và phát triển nhân tài nhằm cống hiến vì lợi ích của doanh nghiệp là một công việc tốn nhiều thời gian, công sức và không hề đơn giản của bộ phận nhân sự. Nhiều doanh nghiệp chưa đề ra được các căn cứ cơ bản để xác định kiến thức, kĩ năng cần thiết của ứng viên cho việc tuyển dụng; công tác đào tạo, đánh giá, phân bổ nhân sự còn thiếu thông tin và cơ sở, dẫn đến việc tìm kiếm và phát triển nhân tài cho doanh nghiệp càng trở nên khó khăn.

  1. Khó hài hoà các mối quan hệ trong nội bộ công ty

Đối với các doanh nghiệp đã xây dựng được văn hoá doanh nghiệp mạnh thì sẽ không gặp vấn đề quá lớn với việc hài hoà các mối quan hệ trong công ty cũng như định hướng lợi ích của nhân viên theo lợi ích chung của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc hài hoà các mối quan hệ phức tạp trong công ty, không những mối quan hệ giữa nhân viên với nhân viên mà còn mối quan hệ của nhân viên với cấp quản lý, là một việc không hề đơn giản. Điều này đặt ra thách thức lớn cho chủ doanh nghiệp cũng như giám đốc nhân sự, đòi hỏi họ phải tìm hiểu rõ nhu cầu, nguyện vọng của nhân viên trong công ty, nhằm tạo ra sự đoàn kết nội bộ, từ đó giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài và bền vững.

Đọc thêm: Quản trị nguồn nhân lực hiệu quả cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Ứng dụng HRM trong quản trị nhân lực thời đại số

Trong bối cảnh 4.0, nhiều doanh nghiệp lựa chọn những công cụ thông minh nhằm quản trị nhân lực hiệu quả để gia tăng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Vì thế những phần mềm quản lý nhân sự được doanh nghiệp ưu tiên sử dụng, trong đó có 3S HRM.

Phần mềm quản lý nhân sự 3S HRM là phiên bản vượt bậc hơn của một phần mềm HRM thông thường. Với việc ứng dụng 3S HRM sẽ giúp doanh nghiệp thay đổi cách thức quản trị nhân sự theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp tự động, bắt kịp xu hướng 4.0, điều mà phần mềm HRM theo cách thức cũ chưa thể theo kịp một kỷ nguyên số luôn biến động.

Vẫn sẽ hỗ trợ bộ phận nhân sự trong công việc quản lý như tuyển dụng, đào tạo, theo dõi và đánh giá nhân sự. Thế nhưng bức tranh toàn cảnh mà 3S HRM đưa ra được rõ nét, chính xác và toàn diện hơn. Một số điểm nối bật của 3S HRM có thể kể đến như:

  • Phần mềm quản lý nhân sự 3S HRM có thể dành cho đa dạng doanh nghiệp có thể phù hợp dành cho những công ty lớn có nhiều chi nhánh. Phần mềm có khả năng tùy biến các chức năng phụ thuộc vào yêu cầu của doanh nghiệp
  • Giao diện Tiếng Anh và Tiếng Việt (Người dùng chuyển đổi dễ dàng)
  • Hỗ trợ các chức năng Phân tích Quản trị: Phân tích nghỉ việc, phân tích tăng ca, phân tích chi phí lao động trực tiếp, gián tiếp, phân tích mã chi phí (cost center)…
  • Khả năng bảo mật thông tin cấp cao: Những thông tin nhạy cảm (lương, phụ cấp…) được mã hóa trước khi truyền trên hệ thống mạng và chứa trong máy chủ. Thông tin này được mã hóa, ngay cả với nhân viên IT quản trị hệ thống cũng không thể xem được thông tin này.
  • Tức thời biết được số lượng, tình hình biến động nhân sự ở từng bộ phận để đưa ra các giải pháp điều chỉnh kịp thời
  • Tra cứu thông tin lương, thuế, bảo hiểm ngay trên điện thoại
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp

Có thể thấy phần mềm quản lý nhân sự 3S HRM là lựa chọn thông minh và phù hợp cho mọi doanh nghiệp trong quá trình tối ưu nguồn lực doanh nghiệp. Hãy biết tận dụng sức mạnh cho chìa khóa thành công của doanh nghiệp.

Bạn đang tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia và muốn tìm hiểu xem 3S HRM phù hợp với yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp mình? Hãy liên hệ với số hotline tư vấn giải pháp của chúng tôi: 092.6886.855

Đọc thêm: Các tính năng trong phần mềm quản trị nhân sự 3S HRM


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Khó có một phần mềm ERP nào có thể áp dụng 100% cho doanh nghiệp ngay lần đầu triển khai. Do vậy, yêu cầu phát triển các đặc thù riêng (customize) thường được đặt ra. Tuy nhiên, "Có nên tùy chỉnh hệ thống ERP hay không?". Bài viết này sẽ
    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    Sự cố khi triển khai ERP chỉ những việc xảy ra không nằm trong kế hoạch dự định và có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Bài viết này sẽ liệt kê chi tiết những sự cố thường
    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã trở thành một xu hướng tất yếu đối với các tổ chức muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng cạnh tranh.
    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Để ứng dụng hiệu quả và tận dụng tối đa lợi ích của ERP, việc hiểu rõ các phân hệ của phần mềm này là điều cần thiết. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về các phân hệ của ERP và cách lựa chọn chức năng phù hợp
    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để nâng cao hiệu quả quản trị đã trở thành xu hướng của nhiều công ty tại Việt