Ngành sản xuất hàng tiêu dùng đang chứng kiến một cuộc cách mạng trong chuyển đổi số. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và sự gia tăng vượt bậc trong sự kết nối mạng, việc áp dụng các giải pháp số hóa trong quá trình sản xuất hàng tiêu dùng đã trở thành một yếu tố quyết định đối với sự cạnh tranh và thành công của các doanh nghiệp trong ngành.
Đặc thù chuyển đổi số trong sản xuất hàng tiêu dùng
Hàng tiêu dùng là những sản phẩm được sản xuất nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của cá nhân, gia đình, trường học hoặc dùng cho mục đích giải trí,… Đặc điểm chung của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là quy trình sản xuất không quá phức tạp, thời gian sản xuất ngắn và hoàn vốn nhanh.
Trong ngành sản xuất tiêu dùng, chuyển đổi số không chỉ tập trung vào quy trình sản xuất giống như các ngành sản xuất khác, mà còn cần tập trung vào mối quan hệ với khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp cân bằng quan hệ giữa sản xuất và người tiêu dùng thông qua các hoạt động như trưng bày sản phẩm, chương trình khuyến mãi và chiến dịch marketing.
Vì sao doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cần chuyển đổi số
Hành vi mua hàng của khách hàng đã thay đổi
Covid 19 đã thay đổi đáng kể hành vi mua hàng của người tiêu dùng, từ đó tác động lớn tới các doanh nghiệp FMCG. Mặc dù hoạt động mua sắm trực tiếp đã được phục hồi một phần kể từ khi vắc xin được phổ biến rộng rãi, nhưng song song với đó, hoạt động từ các kênh mua sắm online đã tăng trưởng một cách đáng kể.
Người tiêu dùng có những thói quen mới khi so sánh các cửa hàng trước khi mua hàng, tìm kiếm các ưu đãi hay đặt hàng trước khi đến cửa hàng. Theo Deloitte, gần 90% người tiêu dùng Mỹ đang tìm kiếm trải nghiệm mua sắm kỹ thuật số, dù đang ở trực tiếp tại cửa hàng hay mua sắm từ xa thông qua các thiết bị di động thông minh của họ.
Chuyển đổi số đem lại nhiều lợi ích lớn cho doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
Chuyển đổi số trong sản xuất hàng tiêu dùng không chỉ dừng lại ở hoạt động thương mại điện tử mà nó còn mở ra các khả năng mới của công nghệ 4.0, từ dự báo nhu cầu đến các ứng dụng của AI.
- Phát triển chiến lược thương mại điện tử hiệu quả: Để duy trì cạnh tranh ở môi trường đa kênh, các doanh nghiệp FMCG cần tối ưu hóa trải nghiệm của người tiêu dùng trên tất cả các kênh mua sắm. Các thay đổi có thể tập trung trực tiếp vào người tiêu dùng, hoặc hướng tới sản phẩm và hoạt động bán hàng. Bằng cách sử dụng phân tích dữ liệu chuyên sâu, doanh nghiệp có thể xác định kênh tiếp cận khách hàng hiệu quả và điều chỉnh chiến lược đáp ứng với các điều kiện thị trường đang thay đổi.
- Tối ưu hóa hoạt động Digital Marketing: Các chiến lược marketing hiện đại sử dụng dữ liệu thu thập từ người dùng thường có hiệu quả cao hơn nhiều lần so với các phương pháp marketing truyền thống.
- Dự báo nhu cầu khách hàng: Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp doanh nghiệp dự đoán chính xác hơn về nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm của họ. Thông qua dữ liệu về tần suất, thời gian và địa điểm mua hàng của người tiêu dùng, các công ty có thể dự đoán được năng lực sản xuất hiện tại có đáp ứng được các nhu cầu gia tăng đột biến của khách hàng hay không và chủ động lên các phương án sản xuất, dự trữ hàng tồn kho phù hợp. Theo báo cáo của Boston Consulting Group, có đến 90% doanh nghiệp có kế hoạch triển khai AI trong 18-24 tháng tới.
- Tối ưu hóa hoạt động vận hành: Áp dụng các phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp tổng thể (ERP) để phân tích trên toàn bộ chuỗi cung ứng và quy trình sản xuất, giảm chi phí và tránh gián đoạn chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, ứng dụng ERP còn cho phép các nhà quản lý theo dõi sản phẩm từ khâu nhập hàng tới khâu giao hàng giúp doanh nghiệp kiểm soát chất lượng hiệu quả, nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
- Nghiên cứu sản phẩm mới: Quá trình chuyển đổi số trong sản xuất hàng tiêu dùng giúp các công ty khai thác dữ liệu và thông tin khách hàng từ bộ dữ liệu để tập trung vào các nhu cầu chưa được đáp ứng và tạo ra các sản phẩm để đáp ứng các nhu cầu còn thiếu đó.
- Cá nhân hóa trải nghiệm mua hàng: Chuyển đổi số cá nhân hóa trải nghiệm mua hàng bằng cách sử dụng các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, deep learning, và khai phá dữ liệu để thu thập thông tin về sở thích và hành vi mua hàng của khách hàng. Sau đó, thông tin này được sử dụng để tạo ra các trải nghiệm được cá nhân hóa cho từng khách hàng.
Đọc thêm: 10 ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất
Khó khăn khi triển khai chuyển đổi số cho trong doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
Thiếu kỹ năng, nguồn lực
Chuyển đổi số thành công trong ngành FMCG đòi hỏi nhiều kĩ năng từ phân tích dữ liệu, tiếp thị kỹ thuật số đến chiến lược sản phẩm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất truyền thống lại bị hạn chế về nguồn lực nhân sự công nghệ thông tin trong cơ cấu tổ chức. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho quá trình chuyển đổi số trong các khâu hoạch định chiến lược, lên kế hoạch thực thi. Do đó, các doanh nghiệp sản xuất tiêu dùng truyền thống cần tiến hành lên kế hoạch đào tạo nhân sự để cải thiện các năng lực nội bộ.
Ngoài ra, nguồn lực tài chính cũng chưa được doanh nghiệp phân bổ hợp lý. Sử dụng nguồn vốn với tỷ lệ bao nhiêu, phân bổ như thế nào luôn là bài toán đối với phần lớn các doanh nghiệp.
Mạng lưới sản xuất bị phân mảnh
Thực trạng là các doanh nghiệp FMCG đang sản xuất các sản phẩm khác nhau ở những địa điểm riêng biệt. Điều này làm giảm ROI – tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư.
Đặt mục tiêu và KPI rõ ràng, có thể đo lường được và triển khai các thay đổi theo từng giai đoạn là cách để doanh nghiệp tối ưu hiệu quả sản xuất.
Giải pháp giúp doanh nghiệp sản xuất tiêu dùng chuyển đổi số hiệu quả
Công cuộc chuyển đổi số là một quá trình đầu tư dài hạn. Đầu tư vào một hệ thống sản xuất thông minh là một trong nhiều giải pháp hiệu quả để chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Để làm được điều này doanh nghiệp cần một đơn vị cung cấp giải pháp phù hợp có thể tư vấn chiến lược và đồng hành cùng với doanh nghiệp trong suốt quá trình trình triển khai. Trung tâm tư vấn chuyển đổi số ITG DX sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng lộ trình chuyển đổi số đảm bảo các mục tiêu cụ thể, vạch ra kế hoạch chi tiết theo từng giai đoạn và đồng hành với doanh nghiệp đến khi triển khai thànhd công. Để được tư vấn lộ trình hoàn thiện, phù hợp nhất với hiện trạng của doanh nghiệp, vui lòng liên hệ đến hotline 0926886855 để được các chuyên gia của ITG DX hỗ trợ.
Kết luận
Chuyển đổi số trong sản xuất hàng tiêu dùng là một quy trình khó khăn, đòi hỏi doanh nghiệp đầu từ thời gian và nguồn lực ngay từ bây giờ để nhận được những lợi ích to lớn trong tương lai.