Theo một nghiên cứu thị trường toàn cầu mới của Peoplevox, 63% doanh nghiệp bán lẻ, phân phối được hỏi thừa nhận rằng không phải lúc nào giao hàng cũng đúng thời hạn, với 34% cho rằng không có nguồn hàng dự trữ sẵn là lý do chính. Khi đề cập đến khắc phục lỗi giao hàng, phần lớn (80%) tỏ ra chấp nhận chi phí vận chuyển, dịch vụ khách hàng và chi phí kho bãi tăng lên như là một chi phí xử lý đơn hàng không thể tránh khỏi.
Đây được coi là những “điểm đau” mà nhà bán lẻ cũng như mọi đơn vị phân phối gặp phải, nghiêm trọng hơn, nó khiến các công ty có nguy cơ tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ ngày càng trở nên thách thức đối với các doanh nghiệp khi họ tiếp tục phát triển nhanh chóng.
Vậy, đâu là chìa khóa để hóa giải những bài toán trên? Lời giải nằm ở việc doanh nghiệp nhìn nhận thấu đáo nguyên nhân, nút thắt của những “điểm đau”. Trong đó, nổi bật là là khả năng hiển thị kém các quy trình kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư các phần mềm phù hợp để có được tầm nhìn toàn diện về doanh nghiệp của mình, chẳng hạn như phần mềm ERP.
Phần mềm ERP và sự phủ sóng trong ngành bán lẻ và phân phối
Nền tảng của toàn bộ doanh nghiệp đều được đặt vào hệ thống thông tin quản trị các tài nguyên của doanh nghiệp. Chính vì thế, nhiều đơn vị đã mạnh dạn đầu tư hệ thống quản trị tài nguyên tổng thể của doanh nghiệp (ERP). Hệ thống này tập trung vào toàn bộ các thông tin và giao dịch liên quan tới tài chính của doanh nghiệp, từ khâu bán hàng, quản lý hợp đồng, giao hàng, quản lý cung ứng (mua sắm, kho hàng, vật tư) cho đến các thông tin về sản xuất phục vụ cho việc tính toán giá thành sản xuất, sự đáp ứng về vật tư, hàng hóa phục vụ cho các kế hoạch và hợp đồng kinh doanh,… Trước những hiệu quả trên, ngày càng nhiều đơn vị trong mọi lĩnh vực lựa chọn triển khai giải pháp ERP.
Theo Panorama Consulting Group, ngành phân phối hiện đang nằm trong top những lĩnh vực tiêu thụ phần mềm ERP hàng đầu trên toàn thế giới. Các chức năng tổng quan mà ERP đem lại cho doanh nghiệp phân phối bán lẻ bao gồm thu thập, xử lý và phân phối dữ liệu một cách hiệu quả, đồng nhất, tránh trùng lặp và kịp thời, nhằm đáp ứng các nhu cầu về quản trị tổng thể.
Cách mà phần mềm ERP giải quyết “điểm đau” của nhà bán lẻ và phân phối
Gia tăng khả năng hiển thị theo thời gian thực
Khả năng hiển thị quy trình vận hành theo thời gian thực đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp có dòng chảy kinh doanh chuyển động liên tục. Thông qua việc hiển thị, doanh nghiệp có thể dễ dàng điều phối từng quy trình được dễ dàng và hiệu quả.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp của phân phối của bạn đang sử dụng các phần mềm đơn lẻ cho từng nghiệp vụ riêng biệt, điều này sẽ tạo ra vô số tác vụ công việc mới khiến nhà quản lý khó có thể giám sát cũng như điều chỉnh các hoạt động kinh doanh.
Trong khi đó, phần mềm ERP được thiết kế các Module tương ứng với từng nghiệp vụ lõi trong doanh nghiệp; thêm vào đó, các phân hệ được tích hợp rất chặt chẽ, giúp quản lý một cách hiệu quả toàn bộ công việc nghiệp vụ của doanh nghiệp và chuỗi siêu thị, chuỗi cửa hàng trực thuộc đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ ở cả 2 mảng Front office và Back office trên cùng 1 hệ thống và 1 cơ sở dữ liệu duy nhất.
Các công cụ báo cáo và trực quan hóa trong phần mềm ERP cũng cho phép nhà quản trị đánh giá lợi nhuận của các kho, dòng sản phẩm hoặc đơn vị kinh doanh khác nhau và xác định mức trung bình chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận trong bất kỳ khía cạnh nào của hoạt động kinh doanh và phân phối của doanh nghiệp.
Ngoài ra, với khả năng hiển thị đầu cuối trên phần mềm ERP, người chủ doanh nghiệp dễ dàng trao quyền cho cấp dưới của mình để đưa ra các quyết định có mang tính thực thi và chiến lược.
Quản lý hàng tồn kho hiệu quả
Kho hàng ngành phân phối ngày càng tăng về số lượng, diện tích cũng như chủng loại hàng hóa nhằm đáp ứng cho các siêu thị, trung tâm thương mại cũng như các sàn thương mại trực tuyến vốn cung cấp hàng trăm loại hàng hóa tiêu dùng cho nhu cầu mua sắm ngày một đa dạng. Chính vì thế, hoạt động vận hành quản lý kho ngày càng phức tạp. Việc không kiểm soát chặt chẽ hàng tồn gây thất thoát lãng phí rất lớn cũng như làm chậm thời gian phản hồi và dẫn đến báo cáo hàng tồn kho không chính xác.
Nhờ có phần mềm ERP, hoạt động vận hành kho luôn được kiểm soát tức thời, tổng hợp trên một hệ thống duy nhất và đảm bảo chính xác tuyệt đối với dữ liệu thực địa trong mỗi kho vật lý của doanh nghiệp. Từ đó nhà quản trị có thể tối ưu hóa dung lượng kho, loại bỏ tối đa sai sót trong hoạt động kiểm kê và tiết kiệm thời gian trong quy trình nhập/xuất/kiểm kê kho.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tích hợp hệ thống quản lý kho hàng (WMS) với phần mềm ERP của mình, giúp đơn giản hóa việc quản lý hàng tồn kho trong kho của bạn bằng cách sử dụng máy quét mã vạch và thiết bị di động. Điều này giúp giảm áp lực lên đội ngũ nhân lực phụ trách kho, hạn chế tối đa các nhầm lẫn đáng tiếc trong quá trình vận hành cũng như cải thiện đáng kể hiệu quả của quy trình quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp.
Hạn chế tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng và phân phối logistic
Kết hợp với thông tin về thời gian thực của hàng tồn kho tại các điểm bán lẻ riêng biệt, ERP tiến hành thực hiện phân tích dữ liệu xuyên suốt chuỗi cung ứng giúp tăng cường khả năng phân phối, đảm bảo hàng hóa được lưu chuyển phù hợp sẵn sàng ở đúng nơi và đúng thời điểm.
Điều này vừa giúp loại bỏ điểm nghẽn trong vận hành chuỗi cung ứng và phân phối logistics của doanh nghiệp, vừa giúp cắt giảm chi phí lưu kho cũng như thời gian giao hàng khi các nhà bán lẻ muốn bổ sung thêm hàng hóa. Bằng cách tích hợp việc vận hành này với chuỗi cung ứng hiện tại để tạo ra lợi thế cho quy trình sản xuất hàng hóa thực tế, giúp nhà sản xuất điều chỉnh sản lượng dựa trên dữ liệu bán hàng trực tiếp và dự đoán được nhu cầu trong tương lai.
Nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng
Người tiêu dùng ngày càng ưu tiên những trải nghiệm mua sắm xuất sắc, do đó, họ sẽ lựa chọn các công ty đem lại cho họ những trải nghiệm tốt hơn. Đối với các thương hiệu phân phối, họ cần cam kết đem lại cho khách hàng sự cá nhân hóa, dịch vụ chuyên nghiệp, hàng hóa luôn sẵn sàng và trải nghiệm mua sắm đa kênh mượt mà.
Chính vì thế, phần mềm ERP được thiết kế để tối ưu hóa và hợp lý hóa các quy trình quản lý hàng tồn kho và chuỗi cung ứng, điều này giúp loại bỏ sự chậm trễ trong đơn đặt hàng hoặc kiểm soát việc thiếu sản phẩm. Từ đây, doanh nghiệp có thể hoàn thành các đơn đặt hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả, làm tăng sự hài lòng và giữ chân khách hàng.
Với hệ thống ERP được tích hợp trên các app, khách hàng sẽ tìm kiếm sự liền mạch trong quy trình báo giá, đặt chỗ trực tuyến, cũng như khả năng xử lý tài liệu số và phân tích dữ liệu lô hàng. Nền tảng ERP cung cấp sự minh bạch trong dòng chạy hoạt động, từ đó tạo ra trải nghiệm liền mạch, tăng mức độ hài lòng và trung thành của khách hàng.
Kết
Thị trường ngày càng trở nên cạnh tranh, doanh nghiệp phân phối cũng ngày càng nhiều áp lực khi phải đối mặt các “điểm đau” của mình. Việc giải quyết những điểm khó khăn này là rất quan trọng để các nhà phân phối phải chuyển mình phù hợp được với thế giới. Nhưng giải quyết các điểm đau thì nói dễ hơn làm. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần nhanh chóng hành động, chuyển mình và tạo ra được giá trị mới khi phải đối diện với sự thay đổi chóng mặt trong nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại. Có như thế, doanh nghiệp mới có thể thích có thể tồn tại lâu dài.