CRM là gì? Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng CRM?

Việc quản lí mối quan hệ khách hàng dần trở thành mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp, đặc biệt trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay. Theo đó, việc sử dụng phần mềm CRM vào quản trị quan hệ khách hàng đang ngày càng trở nên phổ biến, do những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp. Bài viết sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan về CRM và phân tích những lí do tại sao doanh nghiệp nên sử dụng.

Phần mềm CRM là gì?

CRM là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Customer Relationship Management, nghĩa là quản lí quan hệ khách hàng. Nhìn chung, phần mềm CRM là một phương pháp tối ưu giúp doanh nghiệp tiếp cận và giao tiếp với khách hàng hiệu quả, đồng thời giúp quản lí thông tin khách hàng đồng bộ và toàn diện hơn.

CRM cho phép doanh nghiệp quản lí tất cả các thông tin liên quan đến khách hàng, từ khách hàng cũ, khách hàng hiện tại đến khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp dựa trên một cơ sở dữ liệu thống nhất, nhằm giảm thiểu tối đa thời gian chờ trong khâu phục vụ và chăm sóc khách hàng, đáp ứng chính xác nhu cầu khách hàng, từ đó làm gia tăng sự hài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp.

Phần mềm CRM mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp

Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng CRM?

  1. Quản lí dữ liệu khách hàng tốt hơn

Thông tin khách hàng sẽ được lưu trữ và cập nhật liên tục, từ đó việc truy xuất dữ liệu, kiểm tra đơn hàng, tình hình thanh toán của khách hàng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Việc sử dụng CRM thay thế cho những bảng tính excel truyền thống sẽ làm tăng tốc độ và giảm thời gian xử lí dữ liệu, với việc nhập liệu chỉ một lần duy nhất. Hơn thế nữa, doanh nghiệp còn có thể phân loại khách hàng ra thành từng nhóm khách hàng cụ thể, nhằm đề ra những chính sách chăm sóc khách hàng, chính sách bán hàng, khuyến mại hợp lí.

  1. Gia tăng sự hài lòng của khách hàng

Một dịch vụ khách hàng nghèo nàn, chậm trễ là lí do chủ yếu dẫn đến việc khách hàng từ bỏ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiêp. Với việc sử dụng CRM, sự chậm trễ trong việc phản hồi khách hàng sẽ giảm đi đáng kể. Lịch sử giao dịch của khách hàng cũng được lưu trữ chi tiết trong hệ thống, vì vậy nhân viên kinh doanh có thể dựa trên những thông tin về giao dịch đó để tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ khách hàng hiệu quả hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng CRM như một trung tâm dịch vụ để tìm kiếm thông tin, sắp xếp các vấn đề vướng mắc của từng khách hàng theo thứ tự ưu tiên, tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng để có biện pháp giải quyết, xử lí sớm hơn, tránh trường hợp chậm trễ làm khách hàng không hài lòng cũng như làm giảm uy tín của doanh nghiệp.

  1. Kết hợp khéo léo giữa Marketing và bán hàng

CRM không chỉ giúp tổ chức quản lí hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả, từ phát triển, mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng, bán hàng đến hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, các dịch vụ sau bán hàng; mà còn hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động Marketing và truyền thông của doanh nghiệp. Dựa trên những nhóm khách hàng, thông tin khách hàng đã được lưu trữ trong CRM, việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị hiếu khách hàng nhằm đề ra những chiến lược Marketing, chiến lược truyền thông phù hợp sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt, CRM còn hỗ trợ thống kê được phản hồi của khách hàng, từ đó sẽ giúp nhận định chính xác hiệu quả của việc thực hiện các chiến dịch Marketing. Sự kết hợp giữa Marketing và bán hàng sẽ giúp gia tăng doanh thu và hiệu suất làm việc của doanh nghiệp, nhờ tính hiệu quả trong tương tác với khách hàng.

Như vậy, CRM sẽ mang tới cho doanh nghiệp một dịch vụ khách hàng chất lượng, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng, khiến khách hàng hài lòng và trung thành với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. CRM cũng hỗ trợ đưa ra những quyết định bán hàng chính xác hơn cho từng nhóm khách hàng, đồng thời cho phép xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, giúp tăng doanh thu lợi nhuận cho doanh nghiệp.


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Khó có một phần mềm ERP nào có thể áp dụng 100% cho doanh nghiệp ngay lần đầu triển khai. Do vậy, yêu cầu phát triển các đặc thù riêng (customize) thường được đặt ra. Tuy nhiên, "Có nên tùy chỉnh hệ thống ERP hay không?". Bài viết này sẽ
    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    Sự cố khi triển khai ERP chỉ những việc xảy ra không nằm trong kế hoạch dự định và có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Bài viết này sẽ liệt kê chi tiết những sự cố thường
    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã trở thành một xu hướng tất yếu đối với các tổ chức muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng cạnh tranh.
    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Để ứng dụng hiệu quả và tận dụng tối đa lợi ích của ERP, việc hiểu rõ các phân hệ của phần mềm này là điều cần thiết. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về các phân hệ của ERP và cách lựa chọn chức năng phù hợp
    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để nâng cao hiệu quả quản trị đã trở thành xu hướng của nhiều công ty tại Việt
    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Cơ khí chế tạo là ngành có quy trình quản lý vận hành phức tạp với nhiều hoạt động đan xen, đòi hỏi sự chính xác và tính đồng bộ cao trong tất cả các khâu: Từ thiết kế, mua hàng, sản xuất, lắp ráp đến bảo hành, bảo trì.