Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những doanh nghiệp sử dụng hệ thống quản lý bán hàng sẽ cải thiện doanh số lên 58%, với quy mô giao dịch hàng hóa cũng tăng tới 44%.
Bán hàng được cho là cánh tay thúc đẩy nhanh nhất, cạnh tranh nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào vì vậy, để tạo lợi thế cạnh tranh các nhà quản lý bán hàng buộc phải áp dụng công nghệ. Bài viết dưới đây sẽ đề cập tới 7 yếu tố mà một hệ thống quản lý tốt có thể hỗ trợ quy trình bán hàng.
- Tự động hóa khâu quản trị và báo cáo: Hệ thống sẽ giúp bạn tự động hóa một số khâu trong quy trình, để nhân viên tập trung vào một nhiệm vụ duy nhất là bán hàng. Một hệ thống quản lý khách hàng tốt sẽ có thể hỗ trợ tự động hóa quy trình quản trị bán hàng của doanh nghiệp một cách toàn diện, từ bán hàng đến thu tiền. Những công việc mà nó có thể thực hiện một cách tự động có thể kể đến như: Ghi lại lịch sử các đơn bán hàng hay hợp đồng, theo dõi công nợ của khách, tạo hóa đơn bán hàng và thanh toán, đồng bộ hóa thông tin vào phần mềm CRM,…
- Đảm bảo chất lượng của dữ liệu bán hàng: Với phương pháp quản trị truyền thống, nhân viên bán hàng thường sẽ tổng hợp lại hoạt động của mình vào cuối ca làm việc gây nên nhiều sai số trong quá trình tổng hợp. Việc này khiến cho công việc quản lý thất thoát mất thời gian và khó thực hiện hơn. Hệ thống quản lý bán hàng cập nhật tự động sẽ giúp đảm bảo tính toàn vẹn, chính xác của dữ liệu, hỗ trợ rất nhiều trong quá trình quản lý, điều chỉnh quy trình và dự báo bán hàng.
- Đo lường chính xác hiệu suất của nhân viên kinh doanh: Phần mềm quản lý bán hàng sẽ cung cấp các thông tin như thời gian hoàn thành nhiệm vụ trung bình, thời gian liên lạc chính và tỷ lệ chuyển đổi. Điều này sẽ giúp bạn xác định những nhân viên kinh doanh có kết quả xuất sắc để kịp thời động viên bồi dưỡng cũng như những người gặp khó khăn trong công việc để có phương án trợ giúp.
- Thúc đẩy bán lại: Hệ thống quản lý bán hàng phối hợp với phân hệ quản trị quan hệ khách hàng sẽ cung cấp chân dung của những khách hàng hiện tại mà doanh nghiệp đang có, từ đó gợi ý cách mà bạn có thể sử dụng để tạo cơ hội bán hàng tiếp theo. Chẳng hạn, dữ liệu về một khách hàng cụ thể sẽ tiết lộ những sản phẩm họ quan tâm, từ đó, bộ phận bán hàng hoặc marketing có thể liên lạc với khách hàng đó biết khi tung ra một sản phẩm mới hoặc gia hạn gói bảo hành sản phẩm mà họ sử dụng. Nói tóm lại, nó sẽ giúp bạn tận dụng các khách hàng hiện tại để gia tăng doanh số lặp lại cũng như sự hài lòng của khách hàng.
- Hỗ trợ khách hàng 24/7: Ở thời buổi hiện nay, việc cạnh tranh không chỉ phụ thuộc vào chất lượng và giá thành sản phẩm, nó còn phụ thuộc vào cách mà bạn chăm sóc khách hàng của mình. Một hệ thống quản lý bán hàng tốt sẽ giúp bạn xây dựng hệ thống hỗ trợ, tư vấn khách hàng 24/7. Nó cho phép tư vấn viên hỗ trợ khách hàng qua điện thoại, trò chuyện trực tiếp và email ở bất kỳ đâu và vào bất kỳ lúc nào một cách nhanh chóng và dễ dàng.
- Giảm thời gian đào tạo và thực hiện: Hầu hết các phần mềm quản lý bán hàng đều đơn giản và có giao diện trực quan có thể được sử dụng dễ dàng ngay cả với những người dùng không am hiểu công nghệ và người mới bắt đầu. Doanh nghiệp sẽ không cần hoặc hiếm khi phải đào tạo và thời gian thực hiện và bảo trì là tối thiểu vì hầu hết các hệ thống này đều dựa trên SaaS hoặc trên nền tảng điện toán đám mây.
- Phối hợp tốt với bộ phận sản xuất: Đối với các doanh nghiệp sản xuất có hệ thống cửa hàng phân phối, hệ thống quản lý bán hàng cần phải liên kết tốt với bộ phận sản xuất. Nó sẽ giúp dòng chảy thông tin được liên tục và minh bạch giữa các bộ phận, từ đó bộ phận sales có thể nắm được và đề xuất với khách thời gian để thực hiện một đơn hàng, trong khi bộ phận sản xuất biết được mình cần lên kế hoạch sản xuất ra sao để sát với yêu cầu quản lí và điều độ sản xuất của Công ty.
Đọc thêm: Phần mềm quản lý bán lẻ và những điều cần biết
Có thể thấy, vai trò của hệ thống quản lý bán hàng là rất lớn. Nó có thể ảnh hưởng tới những quyết định kinh doanh quan trọng, quyết định thành bại cho doanh nghiệp. Người quản lý bộ phận kinh doanh cần phải hiểu vấn đề này để tìm được một hệ thống quản lý tối ưu, phù hợp với doanh nghiệp của mình.