Kho thông minh trong xu hướng Smart Logistic

Kho bãi là một thành phần vô cùng quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực logistics. Do đó, nhằm đáp ứng tốt những biến chuyển của một nền kinh tế hiện đại và phát triển nhanh chóng cùng xu hướng Smart Logistic, các nhà lãnh đạo dần thay đổi tư duy và tham gia vào quá trình chuyển đổi số để tối ưu hóa vận hành kho, nâng cao chất lượng dịch vụ chuỗi cung ứng. Đơn giản nhất là ứng dụng một giải pháp quản lý kho tổng thể, ví dụ như giải pháp “Kho thông minh”.

Thực trạng giải pháp kho thông minh trong “bức tranh” Smart Logistic

Công nghệ đang thay đổi chúng ta từng ngày, và lĩnh vực kinh doanh và sản xuất cũng hưởng lợi. Chuỗi cung ứng toàn cầu đang thay đổi đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng dụng các giải pháp công nghệ mới trong quản lý kho bãi, mà giải pháp Kho thông minh đang được nhiều doanh nghiệp ứng dụng nhất.

Smart-logistic-2

Trên thực tế, báo cáo của Report Linker kỳ vọng quy mô thị trường nhà kho thông minh sẽ tăng gần gấp đôi từ 14 tỷ USD vào năm 2021 lên khoảng 25 tỷ USD vào năm 2027. Một nghiên cứu khác của công ty tư vấn Research and Markets chỉ ra rằng Internet vạn vật (IoT) trong thị trường hậu cần sẽ tăng trưởng 13,2% hàng năm cho đến năm 2030, từ doanh thu 34,5 tỷ USD năm 2019 lên 100 tỷ USD vào năm 2030, cho thấy tiềm năng to lớn của giải pháp công nghệ này.

Nhà kho thông minh – khi Công nghệ và Logistic kết hợp

Trước đây, khi chưa có hệ thống quản lý bằng công nghệ thì mọi việc điều hành hệ thống phân phối của công ty ông đều làm thủ công với vô số các loại giấy tờ. Điều này dẫn đến việc thiếu kiểm soát, chi phí cao, dịch vụ kém, năng suất thấp và lập kế hoạch không chính xác. Trong khi đó, “bài toán” mà doanh nghiệp cần giải được là đưa sản phẩm ra thị trường nhanh nhất, giảm chi phí vận chuyển, kiểm soát được hàng tồn kho theo thời gian thực, cải thiện được dịch vụ và chất lượng nhà kho. Chính vì vậy, doanh nghiệp buộc phải tìm ra giải pháp trước khi bị bỏ lại trên đường đua có được niềm tin của khách hàng.

Cùng với sự phát triển của công nghệ, các vấn đề của mô hình logistic truyền thống đã được giải quyết khi triển khai giải pháp Kho thông minh ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến trong làn sóng chuyển đổi số 4.0:

  • Công nghệ AI: Các thuật toán của AI có khả năng tính toán và đề xuất phương án sắp xếp kho hàng thông minh tối ưu theo vị trí và thể tích lô hàng.Công nghệ IoT, RFID: thực hiện tác vụ nhập/xuất/kiểm hàng tự động thông qua các thiết bị đọc cầm tay, camera tích hợp AI, thẻ RFID,…
  • Phần mềm quản lý kho thông minh WMS: nắm bắt số lượng hàng tồn, hiển thị vị trí của sản phẩm trong kho hàng, lập báo cáo số lượng hàng tồn và định hướng trong việc nhập hàng
  • Xe tự hành AGV: tự động hóa toàn bộ quy trình nhận và trả hàng, vận chuyển hàng hóa đến đúng vị trí trong nhà kho thông minh với tần suất liên tục và không ngừng nghỉ.
  • Robot cộng tác: có thể đóng gói và bốc xếp hàng lên xuống pallet tự động, thay thế con người trong lấy hàng lấy hàng, đóng gói, vận chuyển hàng hoặc cất hàng theo các lệnh / đơn hàng trong các nhà kho thông minh.

Smart-logistic-1

Đọc thêm: Phương pháp quản lý kho hàng thông minh bằng QR code

Hiệu quả giải pháp kho thông minh đem lại 

Với giải pháp kho thông minh, doanh nghiệp đang được hưởng lợi nhiều nhất. Một khi giải pháp này được triển khai đồng bộ và cụ thể, doanh nghiệp sẽ tối ưu hoạt động quản lý kho thông minh tiến tới smart logistic với những lợi ích cụ thể như:

  • Kiểm soát kho nhanh chóng chính xác, tránh thất thoát, gian lận hàng hóa
  • Giảm chi phí hoạt động của doanh nghiệp, tăng hiệu quả vốn lưu động
  • Tiết kiệm thời gian tìm hàng, lấy hàng
  • Tối ưu hóa các tác vụ thủ công, giảm thiểu số lượng nhân công lao động giúp nhân sự tập trung vào các công việc khó hơn và đem lại giá trị cao hơn trong công việc. 
  • Tăng năng suất vận hành kho do tỉ lệ hàng lỗi thấp hơn.
  • Thông tin được đồng bộ liên tục theo thời gian thực, nhà quản lý không cần theo dõi trực tiếp mà chỉ cần theo dõi số liệu từ xa từ phần mềm quản lý kho. Đồng thời nhà quản lý cũng có thể quản lý nhiều kho cùng lúc

Smart-logistic

Khách hàng cũng là đối tượng được hưởng lợi. Nhu cầu khách hàng ngày càng đa dạng và họ khó tính hơn trong sự lựa chọn tiêu dùng, bao gồm cả chi phí và thời gian giao hàng. Áp dụng kho thông minh giúp hệ thống vận chuyển hiệu quả hơn, hoạt động trơn tru từ đó nhiều sản phẩm có thể được vận chuyển tới tay khách hàng nhanh hơn. Chi phí vận chuyển cũng được giảm kéo theo giảm chi phí sản phẩm cuối cùng khi đến tay người tiêu dùng

Kết luận 

Giải pháp nhà kho thông minh đã và đang đóng góp tích cực cho xu hướng smart logistic và làm thay đổi ngành Logistic. Với những lợi ích thực tế mà giải pháp này đem lại, doanh nghiệp nên cân nhắc chuyển đổi mô hình quản lý kho của mình để quản lý hiệu quả hơn, tránh thất thoát và tăng hiệu quả kinh doanh


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    Sự cố khi triển khai ERP chỉ những việc xảy ra không nằm trong kế hoạch dự định và có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Bài viết này sẽ liệt kê chi tiết những sự cố thường
    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã trở thành một xu hướng tất yếu đối với các tổ chức muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng cạnh tranh.
    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Để ứng dụng hiệu quả và tận dụng tối đa lợi ích của ERP, việc hiểu rõ các phân hệ của phần mềm này là điều cần thiết. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về các phân hệ của ERP và cách lựa chọn chức năng phù hợp
    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để nâng cao hiệu quả quản trị đã trở thành xu hướng của nhiều công ty tại Việt
    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Cơ khí chế tạo là ngành có quy trình quản lý vận hành phức tạp với nhiều hoạt động đan xen, đòi hỏi sự chính xác và tính đồng bộ cao trong tất cả các khâu: Từ thiết kế, mua hàng, sản xuất, lắp ráp đến bảo hành, bảo trì.
    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP được thiết kế phù hợp với đặc thù ngành sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các bài toán liên quan đến lập kế hoạch, quản lý nhu cầu và hoạch định nguồn lực,... Cùng giaiphaperp.vn tìm hiểu chi tiết hơn