Quản lý sản xuất hiệu quả giúp doanh nghiệp có sự chủ động trong hoạt động SXKD của mình nhưng quản lý sản xuất là làm gì thì mấy ai biết được?
Quản lý sản xuất là làm gì?Quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp gồm những công đoạn nào?
Để biết được quản lý sản xuất là làm gì chúng ta cần phải biết quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp. Quy trình gồm 4 công đoạn chính:
– Đánh giá năng lực sản xuất: Việc đánh giá năng lực sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp xác định được size thị trường tiềm năng của mình cần đến định mức nhu cầu nào. Từ đó có sự đánh giá, cân đối với năng lực của doanh nghiệp, có đáp ứng được hay không và đáp ứng ở mức độ nào?
– Hoạch định nhu cầu về nguyên vật liệu: Dựa theo đánh giá nhu cầu tiềm năng của thị trường cùng kinh nghiệm thực tiễn sản xuất, người quản lý cần phải đưa ra hoạch định về nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết để thực hiện việc sản xuất theo kế hoạch.
– Quản lý giai đoạn sản xuất: Người quản lý cần vạch ra một quy trình chi tiết trong quá trình sản xuất và thực hiện theo quy trình đã định đảm bảo sự chặt chẽ, hợp lý nhất để hạn chế tối đa mọi sai sót phát sinh.
– Quản lý chất lượng sản phẩm: Sản phẩm chính là bộ mặt thương hiệu của doanh nghiệp bạn, vì vậy vai trò của việc quản lý chất lượng sản phẩm là rất cần thiết. Quản lý, kiểm định sản phẩm phải có báo cáo về số lượng, tính chất, đặc điểm phân loại của từng sản phẩm theo tiêu chuẩn đặt ra lúc ban đầu.
Quản lý sản xuất là làm gì? Phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả
Hiểu được quản lý sản xuất là làm gì thôi chưa đủ, chúng ta cần tìm hiểu xem phương pháp nào được các doanh nghiệp áp dụng trong giai đoạn hiện nay.
Thông thường thì có 3 phương pháp sau:
– Phương pháp tổ chức dây chuyền: Tính liên tục là đặc điểm chủ yếu của sản xuất dây truyền. Muốn đảm bảo tính liên tục, điều kiện cần thiết là phải chia nhỏ quá trình sản xuất thành từng bước công việc nhỏ theo một trình tự hợp lý nhất với một quan hệ tỷ lệ chặt chẽ về thời gian sản xuất. Mỗi nơi làm việc được phân công chuyên trách một bước công việc nhất định. Do đó, nơi làm việc được trang bị máy móc, thiết bị và dụng cụ chuyên dùng, hoạt động theo một chế độ hợp lý và có trình độ tổ chức lao động cao.
– Phương pháp sản xuất theo nhóm: Đặc điểm của phương pháp này là không thiết kế quy trình công nghệ, bố trí máy móc, dụng cụ để sản xuất từng loại chi tiết cá biệt mà làm chung cho cả nhóm, dựa vào các chi tiết tổng hợp đã lựa chọn. Các chi tiết trong cùng nhóm được gia công trong cùng một lần điều chỉnh máy.
– Phương pháp đơn chiếc: Tổ chức sản xuất chế biến sản phẩm từng chiếc một hay từng đơn đặt hàng nhỏ. Theo phương pháp này người ta không lập quy trình công nghệ một cách tỷ mỷ cho từng sản phẩm mà chỉ quy định những công việc chung.
Quản lý sản xuất là một công viêc khá triển vọng và thu hút ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai. Bài viết này giúp các bạn tìm hiểu chi tiết hơn về quản lý sản xuất là làm gì từ đó cũng giúp các bạn hiểu và định hướng mục tiêu sự nghiệp cho mình.