Với công cuộc cải tiến ngày càng nhanh, ERP sẽ cũng có những công nghệ mới được đưa vào áp dung. Các tính năng này sẽ giúp ERP hoạt động hiệu quả hơn. Dưới đây sẽ là 3 công nghệ mới chủ đạo sẽ áp dụng trong ERP thời gian tới.
1. Tích hợp mobile – Một tính năng vô cùng cần thiết với ERP
Năm 2014, đây là một cột mốc đáng nhớ khi mobile chính thích vượt PC về mức độ sử dụng. Trong tương lai gần đối với nhiều người thì mobile là quá đủ cho nhu cầu làm việc, giải trí, … mà không cần tới PC. Điều này chắc chắn sẽ xảy ra trong cuộc công nghiệp 4.0 với xu thế internet of thing, nếu hệ thống ERP của bạn bây giờ chưa có app dành riêng cho mobile thì không sao nhưng trong thời gian ngắn tới đây thì dường như đó sẽ là sự chậm trễ. Dần dần mobile app sẽ là 1 chuẩn mực trong ERP. Thật may mắn, dường như đã nhận ra điều này từ sớm, các phát triển ERP đã nhận ra điều này và đang gấp rút đưa các bản mobile app của riêng mình. Hy vọng trong thời gian tới sự bùng nổ của công nghệ sẽ giúp người sử dụng hưởng được sự tiện lợi này.
>>>Đọc thêm:Tất tần tật những điều cần biết về phần mềm ERP
2. Lưu trữ đám mây – Sự chuyển dịch chậm chạp đang bắt đầu dần dần
Phần mềm on-site ERP có thể tùy chỉnh được, nhưng những tùy chỉnh này liên quan chặt chẽ tới việc triển khai phần mềm hiện tại của bạn; tuy nhiên, bạn sẽ vấp phải nhiều khó khăn để cài đặt lại với các phiên bản trong tương lai. Khi nhà cung cấp ERP của bạn cho ra mắt các cải tiến và nâng cấp mới cho sản phẩm, các tùy chỉnh mà bạn thực hiện trước đó sẽ mất đi khi bạn nâng cấp hệ thống; và đội IT sẽ phải tự điều chỉnh từng chi tiết nhỏ lại từ đầu. Đó là lí do chính mà nhiều công ty thường tránh nâng cấp phần mềm on-site ERP của họ mà chấp nhận sử dụng công nghệ đã lỗi thời. Trên thực tế, 2/3 số doanh nghiệp quy mô vừa đang vận hành trên phiên bản ERP cũ.Ngược lại, các giải pháp cloud ERP liên tục được nhà cung cấp nâng cấp, vậy nên chắc chắn rằng bạn sẽ luôn sử dụng phiên bản ERP mới nhất và tốt nhất. Nhờ các thiết bị vận hành dựa trên hệ thống đám mây, các tích hợp và tùy chỉnh được thực hiện trước đây của bạn sẽ tự động duy trì khi phần mềm được nâng cấp mà không mất thêm bất kì khoản phí nào.
Sự khác nhau cơ bản giữa On-premise ERP và Cloud ERP khá rõ ràng: Trong khi On-premise ERP được cài đặt trên phần cứng cùng các server, và được quản lý bởi nhân viên IT của công ty; thì Cloud ERP, còn gọi là SaaS hay dịch vụ phần mềm (Software-as-a-Service), lại được cung cấp dưới dạng dịch vụ. Với cách triển khai này, phần mềm ERP và các dữ liệu riêng biệt của mỗi công ty sẽ được quản lý tập trung (trên điện toán đám mây) bởi nhà cung cấp ERP, nhờ vậy, các khách hàng sử dụng công cụ tìm kiếm web đều có thể truy cập được. Điều đáng cân nhắc khi chuyển đổi sang Cloud ERP nhất đó là chi phí. Các hệ thống On-premise ERP thường đòi hỏi nguồn đầu tư lớn trước và trong suốt quá trình hoạt động để chi trả và quản lý cả phần mềm lẫn phần cứng, cùng server và trang thiết bị liên quan cần thiết để vận hành. Ngược lại thì Cloud ERP, các chi phí ban đầu là tương đối thấp bởi bạn đơn giản chỉ cần triển khai phần mềm phù hợp với nhu cầu của công ty, sau đó truy cập hệ thống thông qua máy tính kết nối với mạng internet.
3. An toàn và bảo mật – Và cuối cùng quan trọng nhất là bảo mật
ERP là hệ thống lõi, lưu trữ cũng như xử lý các dữ liệu quan trọng và vô cùng nhạy cảm của doanh nghiệp như: thông tin tài chính, nhân sự, khách hàng, kế hoạch,.. ngoài ra ERP cũng là hệ thống lớn vô cùng phức tạp do có nhiều dữ liệu, nhiều hệ thống khác nhau truy cập, nhiều giao dịch xử lý và nhiều đối tượng thao tác như người dùng ứng dụng và mỗi đối tượng lại có đặc quyền riêng trên CSDL. Bên cạnh đó ERP có thể có thêm cổng thông tin Web portal được public ra mỗi trường Internet, hacker bên ngoài tấn công cổng public này để xâm nhập vào CSDL ERP. Chính vì vậy doanh nghiệp rất khó kiểm soát hệ thống, và tồn tại các nguy cơ như hành vi trái quyền của người dùng nội bộ, tấn công từ hacker, dữ liệu có thể bị đánh cắp và bị làm sai lệch. Với bất kỳ doanh nghiệp nào thì thông tin và dữ liệu là tài sản tối quan trọng. Đồng nhất dữ liệu và bảo mật dữ liệu là cực kỳ quan trọng để đảm bảo các thông tin mang tính chiến lược được truy cập và xử lý bởi đúng người. Vì vậy, việc lưu trữ, bảo mật dữ liệu có thể coi như vấn đề “sống còn” của tất cả các doanh nghiệp hiện nay.