Chi phí triển khai phần mềm ERP ngành cơ khí chế tạo

Đưa phần mềm ERP vào ứng dụng trong hoạt động quản trị đang là một trong những nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp đang muốn chuyển mình vào công cuộc chuyển đổi số. Tuy nhiên, với những đặc thù riêng biệt chi phí triển khai phần mềm ERP ngành cơ khí chế tạo sẽ phụ thuộc vào quy mô Doanh nghiệp để quyết định số user người sử dụng, mức độ tùy chỉnh…Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về chi phí triển khai phần mềm ERP cho ngành cơ khí chế tạo.

>>>Đọc thêm: Tổng quan về phần mềm ERP cho ngành cơ khí chế tạo được ứng dụng thành công tại nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam

Đặc thù của doanh nghiệp ngành cơ khí chế tạo tại Việt Nam

Cơ khí chế tạo là ngành kinh tế – kỹ thuật có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, vừa là nền tảng; vừa là động lực cho sự phát triển của nhiều ngành nghề sản xuất khác. Bởi đây là ngành công nghiệp cơ bản sản xuất ra máy móc, thiết bị cung cấp công cụ cho các ngành kinh tế khác.

Ngành cơ khí chế tạo chủ yếu có 2 nhóm doanh nghiệp chính:

  • Nhóm doanh nghiệp gia công cơ khí: Chủ yếu gia công theo đơn đặt hàng và bản vẽ có sẵn từ khách hàng.

+ Phương pháp gia công không phôi: phương pháp tác động lên vật liệu biến chúng từ mảng nguyên vật liệu thô sơ chuyển đổi thành khởi phẩm hay bán thành phẩm.Các phương pháp gia công không phôi có thể kể đến như đúc, ép, rèn, dập nóng, dập nguội, kéo, cán…
+ Phương pháp gia công cắt gọt: Đây là giai đoạn mà các khởi phẩm ở phương pháp 1 được cắt gọt lại, điều chỉnh cho đến khi đạt được hình dạng, kích thước và đặc điểm vật liệu yêu cầu. Đây là quá trình công nghệ quan trọng nhất của ngành cơ khí chế tạo máy, quá trình này thường chiếm từ 50 đến 60% khối lượng lao động trong một nhà máy, công xưởng sản xuất…và là công đoạn chính ảnh hưởng 50% đến giá thành thành phẩm.

  • Nhóm doanh nghiệp sản xuất chế tạo máy: Sản phẩm hoàn thiện được doanh nghiệp tự thiết kế và chế tạo. Quá trình sản xuất cơ khí này bao gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại yêu cầu trình độ chuyên môn khác nhau.

Ngành cơ khí chế tạo được xem là ngành mũi nhọn của kinh tế Việt Nam, lại đang gặp nhiều khó khăn vì những thay đổi về công nghệ, việc gia tăng quy mô sản xuất và sự canh tranh về nhân sự lành nghề trong ngành. Chính vì thế, các doanh nghiệp cơ khí cần chuyển mình để bắt kịp với sự thay đổi, không chỉ cần phải đổi mới về mặt công nghệ máy móc, mà công tác quản trị cũng cần được quản lý tốt, hiệu quả, tối ưu. Một trong những bài toán thường gặp ở các doanh nghiệp cơ khí chế tạo truyền thống hiện nay đó là sự liên kết, trao đổi luồng thông tin giữa các bộ phận chưa thực sự hiệu quả, việc thiết lập kế hoạch sản xuất vẫn làm thủ công gây lãng phí thời gian và nhân lực Bên cạnh đó, việc thống kê sản phẩm qua nhiều công đoạn sản xuất mất thời gian và nhân sự , lãnh đạo chưa thể nắm bắt được hoạt động của doanh nghiệp theo thời gian thực.

Chính vì vậy, doanh nghiệp cần một giải pháp quản trị toàn diện, giúp quản lý toàn bộ hoạt động từ mua hàng, bán hàng, sản xuất – gia công, quản lý quan hệ khách hàng đến quản lý nhân lực. Và không có một giải pháp quản lý nào phù hợp hơn với doanh nghiệp đó là ứng dụng phần mềm ERP.

Một thực trạng thường gặp trong ngành cơ khí chế tạo đó là sự thiếu liên kết thông tin giữa các tầng trong doanh nghiệp

Tại sao để chuẩn hóa quy trình vận hành doanh nghiệp cơ khí cần phần mềm ERP?

Phần mềm ERP đúng như tên gọi đó là một phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, hiểu đơn giản đó là kiểm soát, phân bổ, theo dõi toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp như mua hàng, bán hàng, nhập kho, quản lý khách hàng, nhân sự, sản xuất, tài chính – kế toán.

Việc kiểm soát hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp cơ khí được thể hiện qua các lợi ích sau:

  • Giúp kiểm soát được dòng tiền, giảm thiểu tối đa chi phí hoạt động
  • Chăm sóc khách hàng tốt hơn, dự báo chính xác lượng khách hàng trong tương lai
  • Quản lý, thống kê và kiểm soát hiệu quả các hoạt động bán hàng ( cả sale và POS)
  • Tiết kiệm thời gian và kiểm soát hiệu quả hơn cho các nghiệp vụ kế toán – tài chính
  • Quản lý hiệu quả kho hàng, không để có hàng tồn, dự báo chính xác lượng hàng dự trữ
  • Kiểm soát hiệu quả các nguồn lực sản xuất

Một hệ thống ERP cho ngành cơ khí toàn diện thường bao gồm các mô-đun sau:

  • Quản lý bán hàng
  • Quản lý mua hàng
  • Quản lý kho
  • Quản lý tài chính kế toán
  • Quản lý sản xuất ( Kết hợp với phần mềm MES để tự động Lập kế hoạch)
  • Báo cáo quản trị thông minh (Dành cho lãnh đạo doanh nghiệp)

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí triển khai phần mềm ERP ngành cơ khí chế tạo?

Để xây dựng và hoàn thành một phần mềm ERP có tính ứng dụng cao không hề đơn giản. Quá trình này đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức của các chuyên gia cũng như sự đầu tư về nguồn lực và tiền bạc từ phía các doanh nghiệp.Tuy nhiên để từng bước hiện đại hóa bắt kịp xu thế công nghệ 4.0 như hiện nay, sự đầu tư này là hoàn toàn cần thiết.

Hiện tại, chi phí triển khai hệ thống ERP cho doanh nghiệp cơ khí chế tạo sẽ được quyết định bởi các yếu tố sau:

  • Quy mô doanh nghiệp và số lượng người dùng

Trên thực tế, khi doanh nghiệp quy mô càng lớn, số lượng người dùng càng nhiều, nhà cung cấp dịch vụ sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề phức tạp hơn nhằm đảm bảo một hệ thống thống nhất và được vận hành trơn tru.

  • Chi phí cho dịch vụ tư vấn, khảo sát và triển khai

Ngành cơ khí chế tạo có nhiều đặc thù riêng ví dụ như: các công đoạn sản xuất rời rạc, khiến việc thống kê các công đoạn gặp nhiều khó khăn… Do đó để triển khai ERP thành công đáp ứng các yêu cầu quản trị của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải trả chi phí cho dịch vụ tư vấn, khảo sát, đào tạo người dùng hay chi phí phát triển phần mềm theo yêu cầu của nhà cung cấp. Bên cạnh đó, để hệ thống vận hành trơn tru, linh hoạt và hiệu quả, doanh nghiệp cũng sẽ phải bỏ chi phí cho các hoạt động bảo trì hệ thống hay nâng cấp phần mềm.

  • Đặc thù ngành nghề của của tổ chức

Nếu tổ chức của bạn hoạt động trong một ngành chuyên biệt hơn, có thể khó tìm được một hệ thống ERP viết sẵn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bạn. Do đó, việc triển khai có thể yêu cầu nhiều tùy chỉnh và tiện ích bổ sung sẽ làm tăng chi phí. Các tổ chức có nhiều ngành nghề kinh doanh cũng sẽ ảnh hưởng đến chi phí phần mềm và dự án triển khai.

  • Số lượng địa điểm triển khai phần mềm

Nếu tổ chức của bạn hoạt động ở nhiều địa điểm, nhà cung cấp có thể tính phí cao hơn. Trao đổi với nhà cung cấp để xác định chi phí của bạn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào.

  • Chi phí cơ sở hạ tầng

Chi phí phần cứng cần thiết để chạy ERP được bao gồm trong chi phí cơ sở hạ tầng. Chi phí sẽ khác nhau giữa các công ty nhưng thường sẽ bao gồm các bản sao lưu, bộ nhớ, máy tính để bàn và cơ sở hạ tầng máy chủ.

Nói chung, chi phí cơ sở hạ tầng có thể chiếm từ 10% đến 20% tổng chi phí triển khai ERP.

  • Chi phí nguồn nhân lực

Hầu hết chi phí ngân sách triển khai ERP là dành cho nguồn nhân lực. Chi phí đầu tiên là chi phí tư vấn. Hầu hết các chuyên gia tư vấn bên ngoài tính phí theo giờ từ $ 175 đến 225 $. Chi phí tiền lương của người lao động có thể chiếm hơn 50% tổng kinh phí thực hiện.

chi phí triển khai phần mềm ERP cho ngành cơ khí chế tạo

Chi phí triển khai phần mềm ERP ngành cơ khí chế tạo là bao nhiêu?

Như đã phân tích ở trên chi phí triển khai phần mềm ERP ngành cơ khí phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó chi phí cho quá trình triển khai phụ thuộc nhiều vào tên tuổi nhà cung cấp phần mềm ERP mà doanh nghiệp lựa chọn. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận được các phần mềm ERP của các nhà cung cấp nước ngoài và các giải pháp ERP được phát triển bởi các doanh nghiệp Việt Nam.

Nếu lựa chọn một phần mềm ERP từ nhà cung cấp ngoại, chắc chắn số tiền để doanh nghiệp triển khai là không hề nhỏ. Một số nhà cung cấp giải pháp ERP nước ngoài nổi tiếng trên thế giới như SAP, chi phí triển khai có thể lên đến 1 triệu đô cho triển khai và ứng dụng ERP do người dùng sẽ phải trả chi phí bản quyền cao, chi phí tư vấn và đào tạo từ các chuyên gia nước ngoài.

Tuy nhiên, doanh nghiệp nếu doanh nghiệp lựa chọn các giải pháp ERP từ các nhà cung cấp trong nước con số này chỉ bằng khoản 1/10 so với các thương hiệu ngoại. Bên cạnh đó, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ cũng sẽ nhanh và tiện hơn rất nhiều từ các đối tác nước ngoài. Mức chi phí triển khai các giải pháp ERP của những nhà cung cấp phần mềm Việt Nam uy tín tại Việt Nam sẽ dao động từ 50,000 USD – 150,000 USD. Tuy nhiên điều này còn tùy thuộc vào các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đã phân tích ở trên như: Quy mô, số lượng user sử dụng, yêu cầu đặc thù của doanh nghiệp…

>>>Đọc thêm: Đâu là nhà cung cấp phần mềm ERP cho ngành cơ khí – chế tạo uy tín?

Đối với triển khai giải pháp ERP chuyên sâu cho ngành cơ khí, tại Việt Nam hiện nay có Phần mềm 3S ERP.iMFG được xây dựng và phát triển bởi ITG Technology. Đây là thương hiệu tiên phong tại Việt Nam trong xây dựng hệ thống ERP đặc biệt là các hệ thống ERP chuyên sâu theo ngành trong đó có ngành cơ khí – Chế tạo. Với kinh nghiệm từ đội ngũ chuyên gia tư vấn đã từng triển khai giải pháp ERP cho nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam (Thuộc top VNR 500) và các doanh nghiệp FDI Nhật Bản. ITG chắc chắn sẽ là lựa chọn uy tín,chất lượng cho các doanh nghiệp cơ khí. Doanh nghiệp bạn sẽ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và giải pháp ERP thiết kế đặc thù của ngành cơ khí chế tạo. Được biết giải pháp 3S ERP.iMFG đươc ứng dụng thành công cho nhiều doanh nghiệp cơ khí chế tạo có thể kể đến như: Công ty TNHH Phụ tùng xe máy ô tô Goshi Thăng Long, Công ty CP Chế tạo Điện cơ Hà Nội, Công ty TNHH Matsuo industries Việt Nam, Công ty TNH MTV Yangmin Enterprise Việt Nam…

Kết luận

Không thể phủ nhận được vai trò của hệ thống ERP với ngành cơ khí chế tạo. Lựa chọn được nhà cung cấp uy tín với mức giá phù hợp, doanh nghiệp sẽ thu về được vô số lợi ích lớn hơn nhiều lần so với các chi phí bỏ ra. Nếu doanh nghiệp bạn đang băn khoăn trong việc tìm kiếm giải pháp ERP phù hợp cho doanh nghiệp, hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn và giải đáp: 092.6886.855.


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Tại sao cần sử dụng giải pháp ERP cho ngành spa

    Tại sao cần sử dụng giải pháp ERP cho ngành spa

    Spa là ngành dịch vụ đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao cũng như công tác điều hành phức tạp bởi thông tin cần quản lý nhiều và đa dạng. Giải pháp ERP cho ngành Spa là công cụ vô cùng cần thiết giúp các chủ spa quản lý hoạt động
    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Khó có một phần mềm ERP nào có thể áp dụng 100% cho doanh nghiệp ngay lần đầu triển khai. Do vậy, yêu cầu phát triển các đặc thù riêng (customize) thường được đặt ra. Tuy nhiên, "Có nên tùy chỉnh hệ thống ERP hay không?". Bài viết này sẽ
    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    Sự cố khi triển khai ERP chỉ những việc xảy ra không nằm trong kế hoạch dự định và có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Bài viết này sẽ liệt kê chi tiết những sự cố thường
    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã trở thành một xu hướng tất yếu đối với các tổ chức muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng cạnh tranh.
    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Để ứng dụng hiệu quả và tận dụng tối đa lợi ích của ERP, việc hiểu rõ các phân hệ của phần mềm này là điều cần thiết. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về các phân hệ của ERP và cách lựa chọn chức năng phù hợp
    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để nâng cao hiệu quả quản trị đã trở thành xu hướng của nhiều công ty tại Việt