Giải pháp ERP là thuật ngữ đã phổ biến đối với các doanh nghiệp, thế nhưng để hiểu những vấn đề xoay quanh ERP thì không phải ai cũng rõ. Ở bài viết này sẽ nói về một số ưu và nhược điểm của giải pháp ERP.
>>>Đọc thêm: Kinh nghiệm triển khai hệ thống ERP
Ưu điểm của một phần mềm ERP sẽ có gì?
- Hợp nhất dữ liệu các phòng ban và quản lý dữ liệu tập trung
Giải pháp ERP hiểu đơn giản là một mô hình công nghệ all-in-one, tích hợp nhiều ứng dụng khác nhau thành các module của một gói phần mềm duy nhất, giúp tự động hoá từ A đến Z các hoạt động liên quan tới tài nguyên của doanh nghiệp. Vậy là thay vì sử dụng các phần mềm đơn lẻ và rời rạc, doanh nghiệp sẽ có kho dữ liệu tập trung và thống nhất xuyên suốt các phòng ban. Điều đó đồng nghĩa rằng việc quản lý các dữ liệu cũng sẽ được chính xác và luôn cập nhật nhanh chóng nhất, thay vì cứ phải đợi tới cuối tháng hay cuối quý mới có thể làm một bản báo cáo đầy đủ.
- Tăng tốc độ và năng suất làm việc
Giải pháp ERP cho phép doanh nghiệp xây dựng một cổng thông tin hợp nhất và xuyên suốt trong toàn bộ doanh nghiệp. Tất cả mọi dữ liệu sẽ được cập nhật trên một phần mềm duy nhất, một nền tảng thống nhất. Như vậy quy trình làm việc được cải tiến một cách thông minh và hiệu quả. Với việc sắp xếp hợp lý như vậy, việc truy cập được đơn giản hóa thông qua giao diện thân thiện với người dùng, nhân viên có thể có được thông tin liên quan cần thiết để thực hiện công việc của họ. Cho dù đó là trích xuất một báo cáo tùy chỉnh hay tiêu chuẩn hay xây dựng một báo cáo để trình bày, phần mềm ERP làm cho công việc của mỗi nhân viên dễ dàng hơn, dẫn đến tăng tốc độ và sau đó là tăng năng suất.
>>>Đọc thêm: Kế toán trong ERP có sự khác biệt như thế nào
- Hạn chế tối đa các rủi ro với doanh nghiệp
Cốt lõi của giải pháp ERP là kết nối toàn bộ hệ thống quản trị doanh nghiệp vào một khối thống nhất. Nhờ vậy, bạn không phải ngồi hàng giờ để tìm lỗi sai, đối chiếu số liệu giữa các phòng ban. Mà thay vào đó, mọi dữ kiện được liên kết chặt chẽ với nhau. Một bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp sẽ được đưa ra dễ dàng, giúp bạn có phương hướng giải quyết kịp thời cho các vấn đề doanh nghiệp. Từ đó hạn chế các rủi ro mà mình có thể gặp phải.
- Tăng mức độ hài lòng của khách hàng
Sự chậm trễ trong việc phản hồi khách hàng có thể làm tăng khả năng làm mất nhiều khách hàng tiềm năng. Với việc áp dụng giải pháp ERP cho doanh nghiệp, nhân viên kinh doanh hoặc nhân viên chăm sóc khách hàng có thể truy cập ngay lập tức vào cơ sở dữ liệu chung, nắm được toàn bộ thông tin khách hàng, cũng như nắm được tình hình hàng hóa có thể cung ứng, giúp phản hồi yêu cầu của khách hàng trong thời gian ngắn nhất. Từ đó hệ thống giúp làm tăng năng suất, hiệu quả làm việc cho bộ phận chăm sóc khách hàng, đồng thời tăng mức độ hài lòng của khách hàng với doanh nghiệp.
Vậy những nhược điểm của một giải pháp thông minh ERP là gì?
- Chi phí xây dựng cao
Một giải pháp ERP thông minh có khả năng tối ưu đến như vậy sẽ có một chi phí triển khai không hề nhỏ. Đây là vấn đề mà bất kì doanh nghiệp nào cũng sẽ quan tâm tới.
Tùy theo đối tác triển khai là các doanh nghiệp ngoại hay nội mà chi phí sẽ có mức khác nhau. Chi phí không chỉ dừng ở việc viết giải pháp ERP mà còn kéo dài cả sau khi hoàn thành dự án ra như duy trì, bảo hành và nâng cấp hệ thống,…..
Thế nhưng hiệu quả mà một giải pháp ERP đem lại sẽ vượt ngoài mong đợi của mỗi doanh nghiệp.
- Thời gian hoàn thành một dự án thường kéo dài
Thời gian cho một giải pháp ERP thường kéo dài từ 6 tháng tới một năm để hoàn thành. Bởi các nhà nghiên cứu sẽ mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu rõ doanh nghiệp nhằm tìm ra vấn đề cốt lõi nhất của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sẽ có những vấn đề nhất định và để tìm ra giải pháp thực sự phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp phát triển tốt nhất.
Từ thời gian tìm hiểu, hai bên sẽ tới giai đoạn khác nhau là khảo sát nhằm đảm bảo khi nghiệm thu thì phần mềm sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Thời gian kéo dài phù thuộc mức độ yêu cầu và phức tạp của mỗi phần mềm ERP.
Doanh nghiệp không nên nóng vội mà rút ngắn thời gian lại, bởi sẽ ảnh hưởng tới từng quy trình nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện nhất.
Thời gian triển khai ERP thường kéo dài từ 6 tháng tới một năm
>>>Đọc thêm: Những vấn đề của doanh nghiệp sau go live dự án
- Yếu tố con người là vấn đề tiên quyết
Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra thất bại của hầu hết các dự án triển khai phần mềm ERP. Triển khai giải pháp ERP không chỉ có đối tác triển khai mà cả doanh nghiệp cũng cần phải tham gia. Trách nhiệm của họ là xây dựng một đội ngũ nhằm theo sát tiến trình triển khai, kịp thời hỗ trợ nếu có trục trặc xảy ra. Đội ngũ điều hành không chỉ là người phê duyệt ngân sách dự án. Công việc của họ còn là theo dõi sát sao tiến trình nhằm đảm bảo dự án triển khai thành công. Vì thế cần có một ban quản lý đủ mạnh với những người đứng đầu có chuyên môn, năng lực cần thiết để thẩm định, đánh giá và đưa ra quyết định. Họ nắm rõ quy trình hoạt động công ty, nắm rõ vấn đề đang gặp trong quá trình triển khai,…. nhằm kịp thời cho mọi tình huống để đảm bảo công việc hiệu quả nhất.
Doanh nghiệp thường bỏ qua và không coi trọng vấn đề này. Thế nhưng đây là công việc vô cùng quan trọng và cần thực hiện ngay khi doanh nghiệp quyết định triển khai.
Như vậy, triển khai phần mềm ERP tưởng đơn giản là bỏ tiền ra mua nhưng không, doanh nghiệp cần xem xét kỹ các ưu – nhược điểm của nó để ra quyết định. Bởi phần mềm ERP lợi thì lợi nhiều nhưng doanh nghiệp cần biết cách khai thác đúng ưu điểm và tránh xa các nhược điểm của nó.