Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ và sâu rộng với khu vực và thế giới. Để nâng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp và giành chỗ đứng trên thị trường thì cần có giải pháp quản lý doanh nghiệp tốt nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ví dụ như: kiểm soát tốt nguồn lực doanh nghiệp, “tin học hóa doanh nghiệp”, quản trị chiến lược sản xuất hiệu quả….
Làm thế nào để nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp
Thực tế cho thấy, để nâng cao hiệu quả quản trị tốt có 3 vấn đề mà các doanh nghiệp luôn cần coi trọng, đó là: quản trị chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh; quản trị tài chính, quản trị nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ trong quản trị doanh nghiệp.
Về quản trị chiến lược sản xuất: doanh nghiệp cần có mục tiêu và có một kế hoạch hành động trong ngắn hạn và dài hạn rõ ràng để chiếm lĩnh được khách hàng. Nhiều DN Việt Nam đã xây dựng được giải pháp quản lý doanh nghiệp với những chiến lược kinh doanh tốt với kế hoạch chiến lược, mục tiêu chiến lược và mục tiêu dài hạn rõ ràng
Nâng cao hiệu quả quản trị tài chính: Quản trị tài chính tốt là việc tổ chức việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Quản trị tài chính hiệu quả phải hoạch định được chiến lược tài chính của DN, bảo đảm đủ nguồn tài chính cho DN, huy động vốn với chi phí thấp nhất và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn vốn. Đặc biệt, các doanh nghiệp phải xây dựng được quy trình kiểm toán nội bộ hiệu quả và thiết lập chức năng kiểm toán nội bộ; nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của DN và có định hướng, biện pháp đúng đắn giải quyết những rủi ro về tài chính của DN, đặc biệt là những khoản nợ đọng, nợ xấu.
Quản trị nguồn nhân lực giải pháp quản lý doanh nghiệp mang lại hiệu quả là quản lý tốt nguồn nhân lực bởi nhân sự có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Để quản trị nguồn nhân lực tốt các DN cần thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp. Phải xác định mục tiêu chiến lược của từng DN là gì để tìm nguồn nhân lực phù hợp. Việc bố trí lao động trong DN phải căn cứ theo năng lực, trình độ để bố trí đúng người, đúng việc, gắn việc phân bổ nguồn lực với việc tổ chức, sắp xếp lại của DN sao cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh và cải tiến, đổi mới công nghệ. Xây dựng rõ tiêu chí, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tay nghề đối với từng vị trí, chức danh công việc nhằm thuận lợi cho công tác quản lý, giám sát. Khi xây dựng kế hoạch quản trị nhân lực cần phải có tầm nhìn, thể hiện giá trị cốt lõi của DN và có lộ trình đào tạo nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển.
Ứng dụng phần mềm trong quản trị doanh nghiệp: Một doanh nghiệp có sự phát triển thì giải pháp quản lý doanh nghiệp thông minh chính là ứng dụng công nghệ. Thực tiễn những năm qua cho thấy, đổi mới công nghệ là một trong những giải pháp nâng cao năng suất, hiệu quả, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường sản phẩm, đồng thời góp phần thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển nhằm tạo ra các sản phẩm mới, quy trình mới, công nghệ mới nhờ đó chất lượng sản phẩm được nâng lên đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ tạo được vị thế bền vững trên thị trường. Đổi mới công nghệ giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Theo ThS. Nguyễn Thị Bích Liên (2017), đổi mới công nghệ là việc chủ động thay thế một phần hay toàn bộ công nghệ đang được sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất – kinh doanh. Do đó ứng dụng CNTT chính là chìa khoá, là động lực nòng cốt cho sự phát triển của tất các ngành nghề trong xã hội hiện nay đặc biệt là trong giai đoạn toàn cầu hoá đang diễn ra rất nhanh chóng. Điều đó thôi thúc các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm đến việc ứng dụng CNTT nói chung và ứng dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp nói riêng vào hoạt động quản lý tại doanh nghiệp.