Bộ phận kế toán tài chính và kế toán quản trị trong một tổ chức bổ sung cho nhau và đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập chiến lược tài chính của tổ chức. Nếu như kế toán tài chính tập trung vào các quy trình tài chính nội bộ thì kế toán tài chính tập trung vào các quy trình tài chính bên ngoài của một tổ chức. Hãy cùng giaiphaperp.vn phân tích điểm giống và khác biệt giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị.
Khái niệm kế toán tài chính và kế toán quản trị
Kế toán tài chính là gì?
Theo Wikipedia: Kế toán tài chính là việc ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu, lập báo cáo tài chính phục vụ cho các nhu cầu thông tin cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp là chính. Các đơn vị bên ngoài cần thông tin này thường bao gồm các cổ đông, cơ quan thuế, thanh tra, các chủ nợ, ngân hàng và chủ yếu phục vụ cho các nhu cầu quản lý vĩ mô.
Kế toán quản trị là gì?
Kế toán quản trị hay kế toán quản lý là lĩnh vực chuyên môn của kế toán nhằm nắm bắt các vấn đề về thực trạng, đặc biệt thực trạng tài chính của doanh nghiệp; qua đó phục vụ công tác quản trị nội bộ và ra quyết định quản trị. Thông tin của kế toán quản trị đặc biệt quan trọng trong quá trình vận hành của doanh nghiệp, đồng thời phục vụ việc kiểm soát, đánh giá doanh nghiệp đó.
Phân biệt giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị
Điểm giống nhau
Hai loại kế toán này là hai bộ phận không thể tách rời của một doanh nghiệp. Chúng mang những điểm chung như sau:
- Đều có mối quan hệ chặt chẽ về số liệu thông tin. Các số liệu của kế toán tài chính và kế toán quản trị đều được xuất phát từ chứng từ gốc. Một bên phản ánh thông tin tổng quát, một bên phản ánh thông tin chi tiết.
- Đều nhằm vào việc phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp,
- Đều quan tâm đến doanh thu, chi phí và sự vận động của tài sản, tiền vốn
- Đều là công cụ quản lý doanh nghiệp
- Đều có mối quan hệ trách nhiệm của Nhà quản lý.
Đọc thêm: Tại sao phần mềm ERP giảm thời gian làm việc của phòng tài chính – kế toán
Sự khác biệt giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính
Nội dung so sánh | Kế toán quản trị | Kế toán tài chính |
Nội dung công việc và mục đích | Nội dung công việc của kế toán quản trị là thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin cho các nhà quản trị nội bộ doanh nghiệp để đưa ra những quyết định kinh doanh gắn liền với tương lai của tổ chức và làm nền tảng cho việc quản trị doanh nghiệp theo hệ thống, hướng đến phát triển doanh nghiệp một cách bền vững. Mục đích chính của kế toán quản trị là: Cung cấp thông tin cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. | Kế toán tài chính là việc ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu, lập báo cáo tài chính phục vụ cho nhu cầu cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài đơn vị, doanh nghiệp. Các đối tượng bao gồm các cổ đông, cơ quan chức năng như thuế, thanh tra…, các chủ nợ, ngân hàng… chủ yếu phục vụ cho các nhu cầu quản lý vĩ mô. Mục đích của kế toán của kế toán tài chính là cung cấp thông tin để lập báo cáo tài chính |
Đối tượng phục vụ | Các thành viên ban quản lý doanh nghiệp bao gồm: Các chủ sở hữu, Ban giám đốc, ban quản lý. | Các đối tượng ở bên ngoài doanh nghiệp như các cổ đông, người cho vay, khách hàng, nhà cung cấp, cơ quan thuế, cơ quan quản lý tài chính… |
Đặc điểm thông tin | Yêu cầu phải nhạy bén và nắm bắt nhanh các cơ hội kinh doanh đa dạng nên thông tin kế toán quản trị cần linh hoạt, nhanh chóng và tùy thuộc vào từng quyết định cụ thể của người quản lý, không buộc phải tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán chung. Các quy định của Nhà nước về kế toán quản trị (nếu có) cũng chỉ mang tính chất hướng dẫn. | Thông tin kế toán tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ hiện hành về kế toán của từng quốc gia, kể cả các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về kế toán được các quốc gia công nhận. |
Hình thức báo cáo sử dụng | Báo cáo của kế toán quản trị đi sâu vào từng bộ phận, từng khâu công việc của doanh nghiệp (như báo cáo chi phí sản xuất và giá thành, báo cáo nợ phải trả, báo cáo nhập xuất và tồn | Báo cáo tài chính phản ánh tổng quát về nguồn vốn, tài sản, kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ (gồm Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính). Tức là báo cáo về tổng thể doanh nghiệp
|
Kỳ báo cáo | Kỳ báo cáo của kế toán quản trị thường xuyên hơn và ngắn hơn kỳ báo cáo của kế toán tài chính | Báo cáo của kế toán tài chính được lập theo định kỳ, thường là hàng năm. |
Mức lương | Kế toán quản trị yêu cầu mức lương cao hơn | Kế toán tài chính yêu cầu mức lương thấp hơn kế toán quản trị |
Với 6 tiêu chí phân biệt trên, chắc chắn bạn đọc dễ dàng so sánh, phân biệt sự khác nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính. Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp thì việc ứng dụng công nghệ sẽ là giải pháp giúp bộ phận kế toán có thể giảm tải công việc thủ công và tập trung vào các công việc chuyên môn. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn: 092 6886 855