Khi nào cần phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP ?

Hiện nay, hệ thống ERP được biết đến như là một cách để đảm bảo quản lý tốt hơn các mục tiêu kinh doanh và hệ thống ngày càng được nhiều doanh nghiệp đưa vào vận hành. Tuy nhiên, trước xu hướng đó nhiều chủ doanh nghiệp tự hỏi liệu họ có thực sự cần triển khai hệ thống phần mềm quản lý doanh nghiệp hay không. Nói chung, nếu mất nhiều thời gian hơn để điều hòa các vấn đề tài chính mỗi tháng, hay việc dự báo bán hàng của doanh nghiệp chỉ là phỏng đoán, hoặc khối lượng đặt hàng không được đáp ứng đầy đủ và khách hàng không hài lòng,… thì đó chính là lúc doanh nghiệp cần đến phần mềm quản lý doanh nghiệp hơn bao giờ hết.

Các doanh nghiệp cần đến phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP khi nào?

Sử dụng nhiều hệ thống phần mềm riêng biệt

Từ trước tới nay, các công ty thường sử dụng nhiều hệ thống phần mềm khác nhau cho các quy trình sản xuất khác nhau. Ban đầu, các hệ thống này dường như là cách hiệu quả để quản lý và tăng năng suất cho việc sản xuất của doanh nghiệp, nhưng theo thời gian chúng lại bộc lộ các vấn đề phức tạp, đặc biệt khi các phần mềm này hoạt động riêng biệt và không cung cấp thông tin toàn diện về hàng tồn kho, tài chính hoặc vận chuyển. Nếu các quy trình đặt hàng, giao hàng, kế toán, vận chuyển đều sử dụng các hệ thống khác nhau thì các quy trình sẽ bị rời rạc. Mặt khác, phần mềm quản lý doanh nghiệp liên kết các quy trình lại với nhau và cho ra một bức tranh hoàn chỉnh về hiệu suất kinh doanh.

Kế toán khó khăn và tốn thời gian

Nếu hệ thống kế toán của bạn phức tạp và tốn thời gian, bạn có thể cần phải đơn giản hóa hệ thống của mình. Bộ phận kế toán của bạn có thể là người đầu tiên có nhu cầu về hệ thống ERP để quản lý thông tin tài chính của bạn hiệu quả hơn. Nếu doanh nghiệp của bạn dựa vào đơn đặt hàng và hóa đơn giấy và sử dụng các phương pháp thủ công để nhập thông tin, bạn có thể tiết kiệm một lượng đáng kể thời gian và tiền bạc bằng cách chuyển sang hệ thống phần mềm quản lí doanh nghiệp ERP. Nếu bạn sử dụng nhiều bảng tính để đối chiếu thông tin tài khoản của mình, giờ đây bạn sẽ có thể hợp nhất chúng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Độ hài lòng của khách hàng thấp và doanh thu giảm

Khách hàng có thể là người đầu tiên cảm nhận thấy vấn đề của một hệ thống quản lý rời rạc. Khi một công ty bắt đầu phát triển, hệ thống kiểm kê có thể là hệ thống đầu tiên bị ảnh hưởng. Lúc này, các sản phẩm cần ở đúng nơi vào đúng thời điểm là không thể thiếu cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nếu thông tin khách hàng, dữ liệu kiểm kê và bán hàng đều được duy trì trong các hệ thống phần mềm riêng biệt, thì việc quản lý các đơn đặt hàng của bạn cuối cùng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc theo dõi đơn đặt hàng và vận chuyển từ nguyên liệu đến giao hàng là điều không thể thiếu để nhận được sự hài lòng của khách hàng. Không biết những gì bạn có trong kho là bằng chứng của việc quản lý sản xuất kém.

Sử dụng các hệ thống phần mềm công nghệ thông tin phức tạp và tốn kém

Nếu doanh nghiệp của bạn sử dụng nhiều hệ thống phần mềm để quản lý doanh nghiệp, cuối cùng bạn sẽ nhận thấy rằng quản lý CNTT bắt đầu tiêu tốn rất nhiều thời gian và nguồn lực. Bạn không chỉ cần tùy chỉnh hệ thống của mình, mà việc tích hợp, sửa chữa và duy trì chúng với các bản nâng cấp có liên quan trở nên tốn thời gian và tài nguyên. Việc lựa chọn phần mềm ERP trở thành một cách vô cùng tiết kiệm.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích để giúp bạn có thể dễ dàng xác định được doanh nghiệp của mình có cần áp dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP hay không. Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng truy cập website : http://www.itgvietnam.com/


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    Sự cố khi triển khai ERP chỉ những việc xảy ra không nằm trong kế hoạch dự định và có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Bài viết này sẽ liệt kê chi tiết những sự cố thường
    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã trở thành một xu hướng tất yếu đối với các tổ chức muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng cạnh tranh.
    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Để ứng dụng hiệu quả và tận dụng tối đa lợi ích của ERP, việc hiểu rõ các phân hệ của phần mềm này là điều cần thiết. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về các phân hệ của ERP và cách lựa chọn chức năng phù hợp
    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để nâng cao hiệu quả quản trị đã trở thành xu hướng của nhiều công ty tại Việt
    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Cơ khí chế tạo là ngành có quy trình quản lý vận hành phức tạp với nhiều hoạt động đan xen, đòi hỏi sự chính xác và tính đồng bộ cao trong tất cả các khâu: Từ thiết kế, mua hàng, sản xuất, lắp ráp đến bảo hành, bảo trì.
    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP được thiết kế phù hợp với đặc thù ngành sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các bài toán liên quan đến lập kế hoạch, quản lý nhu cầu và hoạch định nguồn lực,... Cùng giaiphaperp.vn tìm hiểu chi tiết hơn