Lập kế hoạch NVL tự động với hệ thống ERP

Lập kế hoạch nguyên vật liệu tự động là một trong những ưu điểm nổi bật của hệ thống ERP cho doanh nghiệp sản xuất đem lại. Cùng tìm hiểu về chức năng nổi bật trên qua bài viết dưới đây:

Quy trình lập kế hoạch về nguyên vật liệu tự động với hệ thống ERP

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp sản xuất đã lựa chọn giải pháp ERP với mục đích tạo ra được một kế hoạch nguyên vật liệu hiệu quả và chính xác hơn. Với khả năng phân tích dữ liệu rõ ràng của mình, phần mềm ERP không chỉ đảm bảo tiến độ sản xuất không bị ngưng trệ do thiếu nguyên vật liệu, đảm bảo giao hàng đúng hạn, mà còn hạn chế được tồn kho nguyên vật liệu, ảnh hưởng đến khả năng quay vòng vốn, đặc biệt là các thành phẩm cần nhiều nguyên vật liệu để sản xuất. Dưới đây là quy trình lập kế hoạch nguyên vật liệu trong giải pháp ERP cho doanh nghiệp sản xuất:

  • Cân đối và tính toán về nhu cầu NVL trong sản xuất: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất đã tính ở bước trước, định mức nguyên liệu đã đăng ký, thông tin nguyên vật liệu tồn kho và dự kiến nguyên vật liệu nhập kho của phân hệ mua hàng, ERP sẽ cân đối và tự động tính toán về nhu cầu nguyên vật liệu đáp ứng kế hoạch sản xuất, lệnh sản xuất hoặc nguyên vật liệu tồn kho an toàn theo quy định.
  • Tính toán thời gian đặt hàng dự kiến: Căn cứ vào thời gian đặt mua nguyên vật liệu (từ khi đặt mua đến khi nguyên vật liệu về kho), số lượng tiêu hao theo định mức kế hoạch sản xuất hoặc số lượng tiêu hao bình quân, sau đó phần mềm hỗ trợ tính toán thời gian dự kiến đặt mua nhằm đảm bảo đáp ứng đủ nguyên vật liệu cho sản xuất nhưng thời hạn lưu kho ngắn nhất.
  • Lập kế hoạch nguyên vật liệu phù hợp nhu cầu nhà máy: ERP tập hợp các chức năng cần thiết ở kho phục vụ việc lập kế hoạch nguyên vật liệu thành một hệ thống đồng bộ, nhằm cập nhật tình hình nguyên vật liệu nhanh nhất có thế, sau đó được mã hóa gửi trực tiếp lên hệ thống ERP. Như vậy sẽ luôn đảm bảo dữ liệu nhanh và chính xác nhất, đảm bảo doanh nghiệp luôn có đầy đủ thông tin cần thiết để lập kế hoạch nguyên vật liệu kịp thời lịch giao hàng và hoạt động mua hàng.

Khi có được bản kế hoạch nguyên vật liệu, người quản lý sản xuất sẽ tiến hành chuyển thành các phiếu yêu cầu nguyên vật liệu và chuyển cho vị trí cao hơn duyệt. Nhờ ứng dụng phần mềm ERP, doanh nghiệp luôn đảm bảo nguyên liệu có sẵn cho sản xuất và sản phẩm có sẵn để giao cho khách hàng, cũng như duy trì mức vật liệu và sản phẩm thấp nhất có thể trong cửa hàng.

Hệ thống ERP
Kế hoạch NVL có vai trò quan trọng đảm bảo dòng sản xuất trong nhà máy đạt ổn định

Đọc thêm: Nhân viên kế hoạch sản xuất là gì? Cần chuẩn bị gì?

Lợi ích khi doanh nghiệp có một bản kế hoạch NVL hiệu quả

Thông qua hệ thống ERP, doanh nghiệp có thể xây dựng một bản kế hoạch đảm bảo các nguyên vật liệu và linh kiện có sẵn khi cần trong quá trình sản xuất và việc sản xuất diễn ra đúng tiến độ cũng như duy trì mức nguyên liệu và sản phẩm thấp nhất trong kho. Từ đó nâng cao độ chính xác của việc lập kế hoạch hoạt động sản xuất, lịch trình giao hàng và các hoạt động mua bán. Một số lợi ích khác khi doanh nghiệp sử dụng ERP để lập kế hoạch NVL đó là:

  • Đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu đúng thời điểm, khối lượng và giảm thời gian chờ đợi;
  • Giảm thiểu lượng dự trữ mà không làm ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng và phục vụ khách hàng;
  • Nâng cao khả năng sử dụng một cách tối ưu các phương tiện vật chất và lao động;
  • Tạo sự thỏa mãn và niềm tin tưởng cho khách hàng;
  • Tạo điều kiện cho các bộ phận phối hợp chặt chẽ, thống nhất với nhau, phát huy tổng hợp khả năng sản xuất của doanh nghiệp;
  • Tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh;

Việc ứng dụng hệ thống ERP cho doanh nghiệp sản xuất là xu thế tất yếu để hiện đại hóa nhà máy sản xuất, cũng như tự động hóa công nghiệp quy trình. Nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu được tư vấn từ chuyên gia, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 092.6886.855

Đọc thêm: Triển khai nhà máy thông minh cho doanh nghiệp Việt: Không bây giờ thì bao giờ?


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Khó có một phần mềm ERP nào có thể áp dụng 100% cho doanh nghiệp ngay lần đầu triển khai. Do vậy, yêu cầu phát triển các đặc thù riêng (customize) thường được đặt ra. Tuy nhiên, "Có nên tùy chỉnh hệ thống ERP hay không?". Bài viết này sẽ
    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    Sự cố khi triển khai ERP chỉ những việc xảy ra không nằm trong kế hoạch dự định và có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Bài viết này sẽ liệt kê chi tiết những sự cố thường
    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã trở thành một xu hướng tất yếu đối với các tổ chức muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng cạnh tranh.
    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Để ứng dụng hiệu quả và tận dụng tối đa lợi ích của ERP, việc hiểu rõ các phân hệ của phần mềm này là điều cần thiết. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về các phân hệ của ERP và cách lựa chọn chức năng phù hợp
    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để nâng cao hiệu quả quản trị đã trở thành xu hướng của nhiều công ty tại Việt
    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Cơ khí chế tạo là ngành có quy trình quản lý vận hành phức tạp với nhiều hoạt động đan xen, đòi hỏi sự chính xác và tính đồng bộ cao trong tất cả các khâu: Từ thiết kế, mua hàng, sản xuất, lắp ráp đến bảo hành, bảo trì.