Phần mềm ERP là giải pháp ưu việt nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh của bất kì doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu sự cần thiết của ERP đối với sự phát triển của mỗi tổ chức.
Đọc thêm: Chọn mua phần mềm ERP sao cho hiệu quả?
- Cung cấp bức tranh tổng thể về doanh nghiệp
Phần mềm ERP có tính liên kết cơ sở dữ liệu trên cùng hệ thống. Thay vì một số cơ sở dữ liệu độc lập với kho dữ liệu vô tận, ERP sẽ kết nối dữ liệu với nhau. Với kho lưu trữ dữ liệu an toàn và tập trung, mọi người trong tổ chức có thể tự tin rằng dữ liệu là chính xác, cập nhật và hoàn chỉnh. Từ đó, sự kế thừa dữ liệu từ các phòng ban được đảm bảo chặt chẽ, tạo ra một quy trình luân chuyển nghiệp vụ thông tin đóng kín cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ có một báo cáo tổng quan về mọi hoạt động của mình, từ đó giúp cho các phòng ban phân tích được chuyên sâu các vấn đề, nhằm nhanh chóng đưa ra giải pháp kịp thời.
- Cung cấp các báo cáo tức thời và chính xác
Dựa trên tính năng cập nhật dữ liệu theo thời gian thực, đảm bảo thông tin được lưu trữ nhất quán, chính xác và kịp thời,…. doanh nghiệp dễ dàng loại bỏ các lỗi kinh doanh tiềm ẩn với dữ liệu và phân tích sai. Giải pháp ERP cung cấp cho người quản trị hàng loạt các báo cáo theo những phép phân tích chuyên sâu, từ đó giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các báo cáo chuyên sâu theo từng nghiệp vụ có thể kể đến như: Báo cáo quản trị mua hàng, Báo cáo quản trị kho, Báo cáo quản trị chuỗi bán lẻ, Báo cáo quản trị tài chính – kế toán… giúp người quản trị nắm bắt đa chiều mọi hoạt động doanh nghiệp để đưa ra các quyết định cho từng giai đoạn.
Đọc thêm: Xu hướng ứng dụng phần mềm ERP trên thiết bị di động
- Công cụ giảm thiểu chi phí
Tính năng tích hợp chặt chẽ của phần mềm ERP đảm bảo doanh nghiệp có được sự thống nhất từ các luồng dữ liệu theo thời gian thực liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty. Dữ liệu này giúp người quản trị ra quyết định hoạch định chiến lược của họ trên cơ sở chuyên nghiệp và đảm bảo. Hệ thống ERP là một công cụ cực kỳ hiệu quả để quản lý và giám sát doanh nghiệp của bạn, và với hệ thống ERP, bạn có thể tiết kiệm chi phí vận hành và quản trị, nhưng cũng hợp lý hóa một cách có hệ thống các hoạt động hàng ngày của bạn.
- Tăng năng suất
Thật khó khăn trong liên kết dữ liệu nếu mỗi bộ phận hoạt động tách biệt với bộ phận khác. Hợp tác giữa các phòng ban là một phần quan trọng và cần thiết của doanh nghiệp, đặc biệt khi triển khai các dự án thì trách nhiệm liên quan cần có nhiều hơn một bộ phận. Với dữ liệu được nhập vào hệ thống ERP được tập trung và nhất quán, giúp các bộ phận làm việc cùng nhau, chia sẻ thông tin và hợp tác bất cứ khi nào cần thiết.
Ngoài ra, cơ sở dữ liệu trong phần mềm ERP giúp loại bỏ các tác vụ dư thừa và cho phép hệ thống thực hiện các tính toán nâng cao trong vòng vài phút. Điều này giải phóng các công việc đòi hỏi thời gian giải quyết rất lớn trong doanh nghiệp. Từ đó, ERP tăng năng suất, hiệu quả và lợi nhuận trong chính tổ chức.
Đọc thêm: Các giai đoạn trong quá trình triển khai hệ thống ERP
- Dịch vụ khách hàng được cải thiện
ERP tạo ra mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng thông qua việc truy cập nhanh và chính xác hơn dựa trên thông tin và lịch sử giao dịch của khách hàng mua sắm. Với công cụ chăm sóc khách hàng thông minh, doanh nghiệp nắm bắt được khách hàng chính xác hơn và thực sự hiểu họ muốn gì, từ đó dễ dàng đề xuất những gì phù hợp nhu cầu của họ. Các thông điệp được tới đúng với đối tượng phù hợp, dễ dàng tạo cảm tình nhất định cho khách hàng. Nắm bắt được khách hàng chính là chìa khóa thành công của doanh nghiệp.
Tại sao chi phí triển khai ERP lại cao
Phần mềm ERP tích hợp các chức năng hỗ trợ hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp, cho nên công việc triển khai ERP khó hơn rất nhiều so với các phần mềm đơn lẻ. Đồng nghĩa vấn đề mà nhà cung cấp phải giải quyết cũng sẽ nhiều khó khăn hơn. Bởi một phần mềm ERP tốt vừa phục vụ cho tác nghiệp chi tiết của từng nhân viên, vừa giải quyết mối quan hệ tổng thể của tất cả các phòng, ban và nhân viên trong doanh nghiệp. Điều đó đẩy chi phí của công ty phần mềm lên rất cao để có thể hoàn thành việc triển khai dự án cho doanh nghiệp.
Chưa kể để hoàn thiện một ERP hoàn chỉnh sẽ có rất nhiều chi phí từ việc mua bản quyền tới việc tư vấn và chỉnh sửa, sau này sẽ có những khoản phí dành cho việc bảo trì hàng năm hay nâng cấp. Một chi phí không thể thiếu đó là chi phí đào tạo nhân viên sử dụng. Do đó giá cả chi phí cho một phần mềm ERP sẽ cao hơn rất nhiều so với các phần mềm đơn lẻ, thế nhưng giá trị nó mang lại là vô cùng to lớn.
Đọc thêm: 3S ERP và bài toán thống kê sản xuất trong doanh nghiệp