Những khác biệt của phần mềm kế toán sản xuất trong bối cảnh hiện nay

Trong quá trình chuyển mình nhằm theo kịp chuỗi cung ứng toàn cầu, nhiều doanh nghiệp sản xuất đã lựa chọn thay đổi cách thức quản trị làm điểm khởi đầu hoàn hảo cho những lợi ích vượt trội về sau. Một trong những sự chuyển mình được nhiều doanh nghiệp đầu tư và phát triển đó là triển khai phần mềm kế toán sản xuất.

Phần mềm kế toán sản xuất là gì?

Phần mềm kế toán sản xuất là giải pháp tài chính kế toán cho lĩnh vực sản xuất, cho phép mỗi đơn vị theo dõi, đo lường và quản lý tốt tình hình tài chính của mình. Hầu hết hoạt động của từng phòng ban hay từng nghiệp vụ phát sinh trong doanh nghiệp đều liên quan tới tài chính – kế toán, một công cụ kiểm soát dòng chi phí trong doanh nghiệp chuyên nghiệp, hiệu quả đóng vai trò quan trọng và cốt lõi, ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ và chất lượng khi triển khai mỗi dự án của từng đơn vị. Nghiệp vụ kế toán sản xuất bao gồm những hoạt động sau:

Công tác kế toán

  • Theo dõi hàng hóa, nguyên vật liệu nhập kho;
  • Theo dõi, phản ánh, hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời nguyên liệu, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tại nhà máy. Phát sinh ngày nào cập nhật ngày đó;
  • Phản ánh chính xác tình hình nhập hàng, hoàn hàng không đạt chất lượng đối với hoạt động mua hàng trong nước hoặc nhập khẩu, các chi phí phát sinh khi mua hàng, theo dõi công nợ với nhà cung cấp;
  • Kiểm soát chặt chẽ và chi tiết các yếu tố chi phí tham gia vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Các phần mềm cần tích hợp nhiều phương pháp phân bổ chi phí để xác định được giá thành cho sản phẩm hoặc công đoạn trong dây chuyền sản xuất được chính xác;
  • Tập hợp, lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán, bảo mật số liệu kế toán;

Công tác quản lý kho

  • Quản lý các nghiệp vụ liên quan đến việc nhập xuất kho, kiểm kê hàng tồn kho. Phần mềm kế toán cần hỗ trợ nhiều phương pháp tính giá vốn như: bình quân tức thời, bình quân cuối kỳ, nhập trước xuất trước;
  • Cho phép quản lý tài sản cố định, công cụ dụng cụ phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty, tự động tính khấu hao tài sản hàng tháng, hỗ trợ đầy đủ các nghiệp vụ liên quan đến tài sản như: điều chỉnh, thanh lý, dừng khấu hao. Phần mềm cần cung cấp đầy đủ các báo cáo theo dõi tài sản cố định, công cụ dụng cụ theo quy định của cơ quan Thuế;

Ngoài ra, phần mềm kế toán sản xuất cho phép doanh nghiệp kiểm tra, rà soát các số liệu một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Phần mềm cũng được thiết kế một số tính năng như kiểm soát lỗi hạch toán, kiểm tra chứng từ chưa hoàn chỉnh, kiểm tra việc âm kho, âm quỹ,… Ngoài ra, phần mềm kế toán tiên tiến nhất cũng có chức năng hỗ trợ kế toán kết chuyển số dư và xác định lãi/lỗ từng tháng, từng năm đơn giản và nhanh nhất;

phần mềm kế toán sản xuất
Hạch toán kế toán là một nghiệp vụ phức tạp đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất

Đọc thêm: Tìm hiểu chức năng phân tích và dự báo tài chính có trong phần mềm kế toán

Sự vượt bậc của phần mềm kế toán sản xuất so với giải pháp kế toán truyền thống

Từ những thành tựu được triển khai sâu rộng ở cuộc cách mạng công nghiệp lần 4, các nhà phát triển phần mềm đã tiếp cận các công nghệ đột phá làm thay đổi quy trình tài chính – kế toán trong mỗi doanh nghiệp. từ đó đem lại một giải pháp mới với chất lượng và hiệu quả vượt trội. Những khác biệt mà phần mềm kế toán sản xuất trong bối cảnh hiện nay so với giải pháp tài chính truyền thống có thể kể đến như:

  • Giải pháp được phát triển theo đặc thù hoạt động và quản lý của doanh nghiệp sản xuất: Các phần mềm kế toán dành cho lĩnh vực sản xuất sẽ được nhà cung cấp giải pháp nghiên cứu và phát triển theo đặc thù riêng của doanh nghiệp. Chính điều này đã cho phép phần mềm có thể hoạt động một cách hiệu quả khi đưa vào vận hành.
  • Mọi ghi nhận bút toán hạch toán một cách minh bạch, hiệu quả, chính xác: Khâu xử lý kế toán trên phần mềm kế toán sẽ là khâu cuối cùng và mang tính kế thừa dữ liệu từ nghiệp vụ phát sinh phía trước. Mỗi thao tác nghiệp vụ trong quy trình sản xuất kinh doanh đều được ghi nhận bằng giao dịch trên hệ thống. Điểm nổi bật của giải pháp kế toán đó là cho phép định nghĩa các tài khoản trong từng cặp bút toán tương ứng với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các quy tắc hạch toán ngầm định nhằm đảm bảo các cặp bút toán trên thống nhất về mặt dữ liệu.
  • Hạch toán tự động, giảm tối đa sai sót do lỗi con người: Với khả năng liên kết dữ liệu đồng nhất, xử lý thông tin trong doanh nghiệp mang tính chặt chẽ, chính xác và tức thời từ mọi phòng ban doanh nghiệp,… công việc hạch toán trở nên hiệu quả hơn hết, giảm tối đa các sai sót trong định khoản.
  • Khả năng tác nghiệp hoàn chỉnh: Sự liên kết chặt chẽ giữa các bút toán trong phần mềm cho phép hợp nhất các luồng dữ liệu từ mọi phòng ban trong doanh nghiệp. Các thông tin được cập nhật theo thời gian thực và hiển thị trên giao diện duy nhất của phần mềm. Điều này khiến phần mềm kế toán sản xuất có thể xây dựng được một quy trình quản lý xuyên suốt và hiệu quả.
  • Lên báo cáo tài chính nhanh, chính xác: Phần mềm kế toán cho phép phân tích tài chính doanh nghiệp dựa trên các trung tâm chi phí, sau đó cung cấp các báo cáo tức thời và chính xác xoay quanh hoạt động kinh doanh trong tổ chức. Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm thời gian tổng hợp dữ liệu, lên báo cáo tài chính đặc biệt là với DN mô hình tập đoàn với nhiều chi nhánh.
  • Bức tranh trung thực: Chính vì đặc điểm hạch toán kế toán đồng thời với thao tác nghiệp vụ nên hệ thống số liệu kế toán luôn phản ánh kịp thời và trung thực các hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng khâu trên hệ thống.

Tài chính – kế toán đề cập tới khả năng tồn tại, ổn định và lợi nhuận của bất kỳ tổ chức. Một giải pháp kế toán hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều lợi thế trong công việc hoạch định kết quả hoạt động và là tiền đề để mỗi đơn vị cân nhắc đầu tư hay triển khai các hoạt động mới. Nếu doanh nghiệp của bạn có những băn khoăn về triển khai phần mềm kế toán sản xuất, hãy liên hệ tới chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn và demo giải pháp qua số hotline: 092.6886.855

Đọc thêm: Lợi ích khi sử dụng phần mềm kế toán trong doanh nghiệp


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    Sự cố khi triển khai ERP chỉ những việc xảy ra không nằm trong kế hoạch dự định và có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Bài viết này sẽ liệt kê chi tiết những sự cố thường
    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã trở thành một xu hướng tất yếu đối với các tổ chức muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng cạnh tranh.
    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Để ứng dụng hiệu quả và tận dụng tối đa lợi ích của ERP, việc hiểu rõ các phân hệ của phần mềm này là điều cần thiết. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về các phân hệ của ERP và cách lựa chọn chức năng phù hợp
    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để nâng cao hiệu quả quản trị đã trở thành xu hướng của nhiều công ty tại Việt
    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Cơ khí chế tạo là ngành có quy trình quản lý vận hành phức tạp với nhiều hoạt động đan xen, đòi hỏi sự chính xác và tính đồng bộ cao trong tất cả các khâu: Từ thiết kế, mua hàng, sản xuất, lắp ráp đến bảo hành, bảo trì.
    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP có những gì?

    Chức năng quản trị sản xuất trong ERP được thiết kế phù hợp với đặc thù ngành sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các bài toán liên quan đến lập kế hoạch, quản lý nhu cầu và hoạch định nguồn lực,... Cùng giaiphaperp.vn tìm hiểu chi tiết hơn