Chức năng phân tích và hoạch định tài chính trong phần mềm quản lý doanh nghiệp

Kỷ nguyên số, khả năng phân tích và hoạch định tài chính trong phần mềm quản lý doanh nghiệp trở thành lựa chọn tối ưu và đem lại hiệu suất lớn thay thế cho những công cụ kế toán truyền thống. Cùng tìm hiểu điểm nổi bật của chức năng này trong bài viết dưới đây.

Đọc thêm: Xu hướng ứng dụng phần mềm ERP trên thiết bị di động

Khi công cụ kế toán truyền thống không còn là giải pháp hữu hiệu?

Điểm dễ nhận thấy đầu tiên của phần mềm kế toán đó là chưa chú trọng những tính năng phù hợp xu thế và tốc độ xử lý dữ liệu còn kém hiệu quả. Phần mềm kế toán có chức năng duy nhất đó là hỗ trợ kế toán viên xử lý các số liệu đầu vào theo hình thức tự động, giúp giảm chi phí, thời gian so với việc xử lý thủ công.

Trong khi đó phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP nhắm vào các quy trình tác nghiệp và các công việc hoạch định chiến lược trong công ty. Khâu xử lý kế toán trên hệ thống ERP thông thường là khâu cuối cùng và mang tính kế thừa dữ liệu từ các modules phía trước. Vì vậy, chức năng tài chính – kế toán trên hệ thống ERP, việc nhập dữ liệu đầu vào từ các bộ phận khác hay từ hệ thống phần mềm khác sẽ không cần thực hiện thủ công.

Trong giải pháp ERP, phân hệ kế toán được xây dựng theo định hướng quản lý tài chính kế toán. Với tính liên kết dữ liệu đồng nhất, việc ứng dụng chức năng phân tích và hoạch định tài chính trong ERP sẽ có tính kế thừa dữ liệu chặt chẽ, chính xác và tức thời từ các bộ phận khác trong doanh nghiệp.

phan-mem-quan-ly-doanh-nghiep
Trong giải pháp ERP, phân hệ kế toán được xây dựng theo định hướng quản lý tài chính kế toán

Đọc thêm: Quy trình tính giá thành sản phẩm trong sản xuất

Điểm ưu việt của chức năng phân tích và hoạch định tài chính trong giải pháp ERP, đó là:

Tăng khả năng hiển thị và kiểm soát

Phần mềm quản lý doanh nghiệp có tính liên kết cơ sở dữ liệu trên cùng hệ thống. Thay vì một số cơ sở dữ liệu độc lập với kho dữ liệu vô tận, ERP sẽ kết nối dữ liệu với nhau, trên một giao diện hệ thống đồng nhất đảm bảo tính nhất quán, chính xác và nhanh chóng. Nhờ vậy việc theo dõi hay giám sát dữ liệu của người quản trị trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết.

Có thể thấy mảng tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong mọi doanh nghiệp, một hệ thống hiển thị càng tối ưu, càng thông minh thì công việc phân tích và hoạch định các số liệu trong doanh nghiệp càng trở nên có hiệu quả.

Tiết kiệm thời gian và giảm lỗi

Hệ thống ERP hợp nhất các luồng dữ liệu được cập nhật từ mọi phòng ban trong doanh nghiệp. Các thông tin được cập nhật theo thời gian thực, sau đó được tăng cường phân tích chuyên sâu các vấn đề trước khi hiển thị trên giao diện. Điều này cải thiện độ chính xác dữ liệu của doanh nghiệp, loại bỏ các lỗi kinh doanh tiềm ẩn với dữ liệu và phân tích sai.

Như vậy, doanh nghiệp đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong quản trị cũng như vận hành doanh nghiệp. Từ đó dễ dàng gia tăng hiệu suất và lợi nhuận đem lại.

Đọc thêm: Khác biệt giữa lập kế hoạch sản xuất trên excel và trên phần mềm 3S ERP

Tích hợp kế hoạch và phân tích tài chính trong một giải pháp duy nhất

Trải nghiệm người dùng khi sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp đó là được truy cập chuỗi dữ liệu kinh doanh xuyên suốt với các giải pháp tích hợp thông minh. Đây là thế mạnh mà giải pháp ERP đem lại cho doanh nghiệp thay vì chuỗi hoạt động tách rời khi sử dụng phần mềm kế toán đơn lẻ.

ERP cho phép phân tích tài chính doanh nghiệp dựa trên các trung tâm chi phí hay chiều phân tích chuyên sâu, từ đó giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Sau đó nhanh chóng cung cấp các báo cáo tức thời và chính xác xoay quanh hoạt động tài chính trong tổ chức, nhằm tạo ra một bức tranh đa chiều cho mọi hoạt động trong doanh nghiệp và theo từng giai đoạn. Có thể thấy, ERP hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng hơn dựa trên các công nghệ kỹ thuật số hiện đại, nhằm hỗ trợ người quản trị có bước nền tự tin trong môi trường doanh nghiệp cạnh tranh khốc liệt.

Tối ưu hóa các hoạt động tài chính kế toán trong tổ chức

Tận dụng chức năng thiết lập báo cáo như lập kế hoạch, lập ngân sách và xây dựng những dự báo dựa trên dữ liệu sẵn có được truy cập dễ dàng, người quản trị có thể dễ dàng quản lý và điều chỉnh các kế hoạch tài chính trong doanh nghiệp. Một số có thể kể đến như dự báo biến động tài chính có thể xảy ra, quản lý ngân sách tổ chức hay theo dõi các chu kỳ kinh doanh,… nhờ vậy doanh nghiệp sẽ luôn được đảm bảo rằng họ luôn tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn về tài chính, hợp nhất việc quản lý và pháp lý trong doanh nghiệp. Từ đó tạo ra một nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp phát triển.

phan-mem-quan-ly-doanh-nghiep
ERP cung cấp những công cụ hỗ trợ doanh nghiệp trong vận hành và quản trị

Đọc thêm: Chi phí bảo trì và nâng cấp phần mềm ERP

Xây dựng, sử dụng và duy trì các mô hình tài chính thông minh

Phần mềm quản lý doanh nghiệp dựa trên nền tảng được thiết lập chặt chẽ, cấu hình toàn diện phù hợp xu thế kỷ nguyên số cũng như tính năng bảo mật tối đa,…. Từ đó tạo ra các mô hình tài chính thông minh như căn chỉnh quy trình kinh doanh tùy theo hiệu suất được cập nhập tức thời; trao quyền truy cập tùy theo nhiệm vụ của mỗi người sử dụng; kết nối mạnh mẽ tới khách hàng qua các công cụ phân tích thông minh;…. Nhờ vậy, doanh nghiệp dễ dàng gia tăng được sự linh hoạt trong kinh doanh cũng như xây dựng được các mô hình tập trung lợi nhuận và chiến lược hiệu suất có hiệu quả.

Kết

Phân tích và hoạch định tài chính đề cập tới khả năng tồn tại, ổn định và lợi nhuận của bất kì doanh nghiệp. Một công cụ hiệu quả như phần mềm quản lý doanh nghiệp chính là chìa khóa thông minh cho những bài toán tài chính phức tạp. Tận dụng và phát huy được tối đa những lợi ích mà công cụ này đem lại, chính là bệ đỡ cho doanh nghiệp tới thành công.

Để được tư vấn sâu hơn về lợi ích sử dụng ERP hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi: 0986.196.838

Đọc thêm: Quản trị doanh nghiệp trong thời đại 4.0 thế nào cho hiệu quả?


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Khó có một phần mềm ERP nào có thể áp dụng 100% cho doanh nghiệp ngay lần đầu triển khai. Do vậy, yêu cầu phát triển các đặc thù riêng (customize) thường được đặt ra. Tuy nhiên, "Có nên tùy chỉnh hệ thống ERP hay không?". Bài viết này sẽ
    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    Sự cố khi triển khai ERP chỉ những việc xảy ra không nằm trong kế hoạch dự định và có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Bài viết này sẽ liệt kê chi tiết những sự cố thường
    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã trở thành một xu hướng tất yếu đối với các tổ chức muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng cạnh tranh.
    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Để ứng dụng hiệu quả và tận dụng tối đa lợi ích của ERP, việc hiểu rõ các phân hệ của phần mềm này là điều cần thiết. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về các phân hệ của ERP và cách lựa chọn chức năng phù hợp
    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để nâng cao hiệu quả quản trị đã trở thành xu hướng của nhiều công ty tại Việt
    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Cơ khí chế tạo là ngành có quy trình quản lý vận hành phức tạp với nhiều hoạt động đan xen, đòi hỏi sự chính xác và tính đồng bộ cao trong tất cả các khâu: Từ thiết kế, mua hàng, sản xuất, lắp ráp đến bảo hành, bảo trì.