Sự bùng nổ của Internet of things dẫn đến nhiều chuyển biến tích cực đối với phần mềm quản lý sản xuất. Cùng tìm hiểu cách mà IoT và phần mềm quản lý sản xuất đưa doanh nghiệp trở thành những nhà máy thông minh.
Đọc thêm: Thách thức doanh nghiệp phải đối mặt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Đặc trưng của nhà máy thông minh
Nhà máy thông minh là cơ sở sản xuất được số hóa và kết nối cao, dựa vào sản xuất thông minh. Khái niệm nhà máy thông minh được coi là kết quả quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đặc điểm xác định một nhà máy thông minh đó là khả năng hiển thị và kết nối mạnh mẽ. Đây là nơi mà IoT (Internet of Things) và hệ thống các mạng thực – ảo (cyber-physical systems) kết hợp với nhau để nâng cao hiệu quả, an toàn và năng suất lao động.
Lợi ích đem lại khi triển khai IoT trong mỗi nhà máy, đó là:
- Máy móc thông minh hơn – doanh nghiệp có thể đạt được tầm nhìn cao hơn về hiệu suất sản xuất, hỗ trợ phát hiện sớm sự chậm trễ, tối đa hóa năng suất;
- Thu thập và phân tích dữ liệu tốt hơn – thông qua việc thu thập dữ liệu hiệu suất, người vận hành doanh nghiệp có thể đưa ra những bản kế hoạch cải thiện hiệu suất tổng thể nhằm tối ưu năng suất doanh nghiệp;
- Quản lý tài nguyên được cải thiện – tích hợp Iot cho phép nhà máy hiểu về cơ chế hoạt động của máy móc, thiết bị, từ đó đảm bảo an toàn cho công nhân, tăng năng suất và giảm chi phí vận hành liên quan;
Các nhà máy từ lâu đã dựa vào tự động hóa, nhưng các nhà máy thông minh đưa khái niệm này đi xa hơn: tự động hóa mà không cần sự can thiệp của con người. Thông qua việc sử dụng các công nghệ hiện đại, các hệ thống nhà máy thông minh có thể học hỏi và thích nghi trong thời gian thực, cho phép các nhà máy linh hoạt hơn nhiều so với trước đây.
Đọc thêm: IoT là gì? Ứng dụng của Internet vạn vật trong cuộc sống
Sự cần thiết của phần mềm quản lý sản xuất trong mỗi nhà máy hiện đại
Phần mềm quản lý sản xuất là giải pháp nhằm đáp ứng toàn diện nhu cầu quản trị sản xuất tại mỗi nhà máy của doanh nghiệp. Đây là công cụ quản lý trung tâm, đảm bảo sự vận hành có hiệu quả của mỗi doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất
Hệ thống được xây dựng dựa trên quy trình khép kín của doanh nghiệp, bao gồm:
- Từ khi thiết lập đơn hàng, thiết lập nhu cầu sản xuất tới lập kế hoạch sản xuất;
- Hoạch định và tính toán khả năng cung ứng nguyên vật liệu trong kho, khả năng thiết lập định mức nguyên vật liệu cho từng công đoạn sản xuất;
- Tính giá thành, tỷ lệ khấu hao nguyên vật liệu;
- Theo dõi, giám sát tiến độ sản xuất của từng đơn hàng, từng công đoạn sản xuất;
- Tập hợp các yêu cầu về hàng hóa từ nguồn dự báo (Forecast) và đơn hàng của khách hàng (Sales Order) để lập ra nhu cầu hàng hóa cần sản xuất tại những thời điểm nhất định;
Khi sản xuất phát triển, các hoạt động trở nên phức tạp hơn. Quản lý sản xuất đòi hỏi khắt khe hơn nhằm đảm bảo tiến độ kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó các nhà máy thông minh trên thế giới đang nỗ lực giảm bớt tính phức tạp của chuỗi cung ứng, nhằm tinh gọn các quy trình cần thiết bằng cách sử dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến.
Tiến tới xu hướng chung toàn cầu, nhiều doanh nghiệp vận hành nhà máy đã lựa chọn phần mềm quản lý sản xuất đảm bảo vận hành nhà máy có hiệu quả. Từ lâu phần mềm quản lý sản xuất đã được coi như xương sống của bất kì doanh nghiệp. Bởi không chỉ đảm bảo tiến độ sản xuất không bị ngưng trệ, đảm bảo chất lượng hàng hóa được sản xuất, mà còn nâng cao hiệu suất tổng thể, gia tăng lợi nhuận đem lại cho doanh nghiệp.
Đọc thêm: Nhân viên kế hoạch sản xuất là gì? Cần chuẩn bị gì?
Ứng dụng Iot vào phần mềm quản lý sản xuất: nền tảng đưa doanh nghiệp thành công
Phần mềm quản lý sản xuất với Internet of Things chính là bộ đôi sức mạnh trong mỗi nhà máy ở kỷ nguyên cách mạng số. Về cơ bản, những gì IoT thực hiện là thu thập thêm dữ liệu có sẵn cho phần mềm quản lý sản xuất sử dụng và phân tích. Những kết nối nhạy bén từ các thiết bị trong nhà máy mà không cần sự can thiệp của con người chính là điểm nổi bật mà hai giải pháp đem lại.
Dưới đây là một số chức năng khi tích hợp phần mềm quản lý sản xuất với IoT:
- Cho phép kiểm soát sản xuất tự động, thúc đẩy sản xuất thông minh trong ngành công nghiệp 4.0;
- Sử dụng cảm biến để thu thập thông tin tình trạng máy móc, thống kê sản lượng sản xuất của thiết bị theo thời gian thực;
- Tạo ra các giá trị gia tăng giúp khách hàng từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất;
Đọc thêm: Nền tảng đưa doanh nghiệp phát triển trong cuộc CMCN 4.0
Lợi ích khi kết nối IoT và phần mềm trong quản lý sản xuất
Những lợi ích quan trọng khi tích hợp bộ đôi sức mạnh trên trong nhà máy thông minh:
- Luồng công việc được cải thiện, lịch sản xuất đạt tối ưu, tăng lợi thế cạnh tranh
Doanh nghiệp có khả năng theo dõi mọi hoạt động sản xuất đang diễn ra ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình sản xuất. Ra quyết định điều chỉnh thích hợp trong thời gian thực nhằm đảm bảo sự lưu thông hàng hóa không bị gián đoạn. Đồng thời xác định và giải quyết những vấn đề tồn đọng trong sản xuất.
- Tăng sự hài lòng của khách hàng:
Việc nâng cao trong sản xuất, giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa sản xuất lỗi với thời gian nhanh chóng. Từ đó ghi nhận độ hài lòng của khách hàng tăng lên.
- Hạn chế lỗi, sai hỏng và thống kê tự động, giảm chi phí sản xuất, giảm thời gian chết
Sử dụng cảm biến để thu thập thông tin tình trạng máy móc, thống kê sản lượng sản xuất của thiết bị theo thời gian thực góp phần làm giảm bớt lỗi sản phẩm, xác định trục trặc và hỏng hóc của thiết bị nhanh hơn. Việc giám sát theo thời gian thực các thiết bị và dây chuyền sản xuất có thể giúp phát hiện mọi thay đổi dù là nhỏ nhất về mức độ sản xuất, hoạt động của thiết bị và chất lượng sản phẩm. Do thiết bị cảm biến kết nối trực tiếp với máy và phần mềm có thể phát hiện ra việc rò rỉ chất lỏng và cảnh báo cho bộ phận bảo trì.
Đọc thêm: Giải pháp ERP Việt đầu tiên ứng dụng IoT vào quản lý sản xuất
Kết
Tận dụng sức mạnh công nghệ chính là chìa khóa thông minh đưa doanh nghiệp phát triển. Nếu bạn có những thắc mắc về tích hợp IoT trong phần mềm quản lý sản xuất và mong muốn được chuyên gia của chúng tôi giải đáp, hãy liên hệ qua hotline: 0986.196.838