Quy trình tính giá thành sản phẩm

Để có một giá thành hợp lý mà vẫn thu được lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp thì kế toán phải trải qua các bước trong quy trình tính giá thành sản phẩm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu các bước trong quy trình tính giá thành.

Quy trình giá thành là quy trình tập họp các chi phí phát sinh kể từ khi nguyên vật liệu bắt đầu được đưa vào sản xuất cho đến lúc thành phẩm tạo thành nhập kho và được ghi nhận một cách chính xác vào hệ thống kế toán.

phương pháp tính giá thành sản phẩm

>>>Đọc thêm: Phương pháp quản lý kho hàng thông minh bằng QR code

1. Các bước trong quy trình tính giá thành sản phẩm

Bước 1: Tập hợp các chi phí sản xuất ra sản phẩm (621;622;627) vào từng đối tượng tập hợp chi phí theo 3 khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT), Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT), Chi phí SX chung (CP SXC).

Bước 2: Phân bổ chi phí dùng chung cho các sản phẩm thành những chi phí dùng riêng. Cho các loại sản phẩm bằng 1 tiêu thức hợp lý để tính ra được giá thành cho từng sản phẩm.

– Trường hợp 1: Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là giống nhau. Hoặc công ty làm theo đơn đặt hàng hoặc Công ty làm theo hợp đồng; Hoặc công ty làm theo công trình

– Trường hợp 2: Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là giống nhau tiếp theo nhưng trường hợp 2 này là sản xuất 2 sản phẩm khác nhau nhưng những khoản chi phí dùng chung thì sẽ phân bổ cho những đối tượng tính giá thành theo 1 tiêu thức phù hợp.

Đối với những khoản chi phí dùng chung như: chi phí sản xuất chung TK 627, Chi phí nhân công trực tiếp TK 622 mà không tập hợp riêng được cho từng đối tượng tập hợp chi phí thì phân bổ CÁI DÙNG CHUNG đó cho những đối tượng tập hợp chi phí riêng.

– Trường hợp 3: Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là khác nhau. Trường hợp này xảy ra khi Công ty sản xuất ra nhiều loại sản phẩm sử dụng cùng 1 loại nguyên vật liệu

Bước 3: Sử dụng phương pháp trong quy trình tính giá thành.

Nếu đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là giống nhau. Thì chúng ta qua bước 4 để tiếp tục.

Nếu mà đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là khác nhau. Thì lúc này kế toán sử dụng một trong các phương pháp tính giá thành (Phương pháp giản đơn; Phương pháp hệ số; Phương pháp tỷ lệ…) để có cách tính giá thành cho phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp.

Bước 4: Xác định sản phẩm hoàn thành trong kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ của kỳ tính giá thành

Biết được số lượng sản phẩm hoàn thành

Và biết số lượng sản phẩm dở dang cũng như biết mức độ sản phẩm hoàn thành của sản phẩm dở dang. Bộ phận sản xuất sẽ báo cáo vấn đề này. Về sản phẩm dở dang các bạn kế toán nên đi kiểm kê thực tế 1 lần. Cho biết khi vào làm việc tại công ty để biết bộ phận sản xuất kiểm tra như thế nào

Bước 5: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo một trong các phương pháp phù hợp

– Theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc theo Phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

Bước 6: Tính trị giá trong quy trình tính giá thành sản phẩm hoàn thành

= Trị giá 154 dở dang đầu kỳ +Trị giá 154 phát sinh trong kỳ-Trị giá 154 dở dang cuối kỳ-Phế liệu thu hồi-Sản phẩm phụ – sản phẩm hỏng.

Bước 7: Tính giá thành từng loại sản phẩm và Lập bảng tính giá thành của từng loại sản phẩm mà đã hoàn thành trong kỳ

2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm bằng phần mềm 3S ERP

Hiện nay với sự hỗ trợ của phần mềm, việc tính toán giá thành sản phẩm sẽ đơn giản và tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Phân hệ giá thành của phần mềm 3S ERP kết nối việc quản lý từ đơn đặt hàng, hoạch định nhu cầu vật tư, theo dõi và cập nhật tiến độ sản xuất theo từng lệnh. Cộng với những cảnh báo về nhu cầu vật tư và việc tính chính xác giá thành sản phẩm (hoặc đơn hàng) cho phép nhà quản trị chủ động điều hành và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động SXKD.

Để được tư vấn sâu hơn về phần mềm 3S ERP và cách thức phần mềm tính toán giá thành sản phẩm, hãy liên hệ với chuyên gia tư vấn của chúng tôi: 0986.196.838

>>>Đọc thêm: Kế hoạch sản xuất là gì? Cách lập kế hoạch sản xuất hiệu quả


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Khó có một phần mềm ERP nào có thể áp dụng 100% cho doanh nghiệp ngay lần đầu triển khai. Do vậy, yêu cầu phát triển các đặc thù riêng (customize) thường được đặt ra. Tuy nhiên, "Có nên tùy chỉnh hệ thống ERP hay không?". Bài viết này sẽ
    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    Sự cố khi triển khai ERP chỉ những việc xảy ra không nằm trong kế hoạch dự định và có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Bài viết này sẽ liệt kê chi tiết những sự cố thường
    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã trở thành một xu hướng tất yếu đối với các tổ chức muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng cạnh tranh.
    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Để ứng dụng hiệu quả và tận dụng tối đa lợi ích của ERP, việc hiểu rõ các phân hệ của phần mềm này là điều cần thiết. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về các phân hệ của ERP và cách lựa chọn chức năng phù hợp
    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để nâng cao hiệu quả quản trị đã trở thành xu hướng của nhiều công ty tại Việt
    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Cơ khí chế tạo là ngành có quy trình quản lý vận hành phức tạp với nhiều hoạt động đan xen, đòi hỏi sự chính xác và tính đồng bộ cao trong tất cả các khâu: Từ thiết kế, mua hàng, sản xuất, lắp ráp đến bảo hành, bảo trì.