Triển khai giải pháp quản lý sản xuất: Xu thế nền công nghiệp 4.0

Trong mỗi nhà máy, giải pháp quản lý trong sản xuất được coi như xương sống trong việc nâng cao hiệu suất tổng thể, gia tăng lợi nhuận đem lại cho doanh nghiệp. Xây dựng mô hình quản lý sản xuất được cho là xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Xu thế phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Nền công nghiệp 4.0 tập trung vào công nghệ kỹ thuật số với sự trợ giúp của hệ thống vật lý không gian mạng, IoT và mạng lưới Internet. Đây là cuộc cách mạng được coi như một kỷ nguyên khác biệt, nơi công nghệ kết hợp với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học.

Cuộc cách mạng này dự kiến ​​sẽ tác động đến mọi lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế của nhân loại. Đối với ngành công nghiệp, khởi nguồn của cuộc cách mạng kể trên, công nghệ 4.0 đang phá vỡ hầu hết nền tảng sản xuất truyền thống và tạo ra sự thay đổi lớn theo cách phi tuyến tính với tốc độ chưa từng thấy.

Triển khai công nghệ thông minh trong nhà máy và môi trường làm việc, các máy móc được kết nối để tương tác với nhau và với con người trên một không gian mạng duy nhất. Điều đó buộc doanh nghiệp phải xây dựng một hệ thống quản lý sản xuất nhằm quản trị tối ưu và gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Ngày nay, trong sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự phát triển các hệ thống quản lý sản xuất sẽ quyết định tương lai của ngành sản xuất. Tiến tới xu hướng toàn cầu, nhiều doanh nghiệp hướng tới số hóa mô hình doanh nghiệp đã ứng dụng giải pháp quản lý sản xuất nhằm đảm bảo vận hành nhà máy có hiệu quả.

giải pháp quản lý sản xuất
CMCN lần thứ 4 là kỷ nguyên khác biệt, nơi công nghệ kết hợp với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học.

Đọc thêm: Tầm quan trọng của quản trị doanh nghiệp sản xuất trong nhà máy hiệu quả

Tổng quan về giải pháp quản lý sản xuất

Phần mềm quản lý sản xuất là giải pháp nhằm đáp ứng toàn diện nhu cầu quản trị sản xuất tại mỗi nhà máy của doanh nghiệp. Đây là công cụ quản lý trung tâm, đảm bảo sự vận hành có hiệu quả của mỗi doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất.

Hệ thống được xây dựng dựa trên quy trình khép kín của doanh nghiệp, bao gồm:

  • Từ khi thiết lập đơn hàng, thiết lập nhu cầu sản xuất tới lập kế hoạch sản xuất;
  • Hoạch định và tính toán khả năng cung ứng nguyên vật liệu trong kho, khả năng thiết lập định mức nguyên vật liệu cho từng công đoạn sản xuất;
  • Tính giá thành, tỷ lệ khấu hao nguyên vật liệu;
  • Theo dõi, giám sát tiến độ sản xuất của từng đơn hàng, từng công đoạn sản xuất;
  • Tập hợp các yêu cầu về hàng hóa từ nguồn dự báo (Forecast) và đơn hàng của khách hàng (Sales Order) để lập ra nhu cầu hàng hóa cần sản xuất tại những thời điểm nhất định;
giải pháp quản lý sản xuất
Nhà xưởng là khu vực diễn ra nhiều công đoạn khác nhau

Đọc thêm: Nhân viên kế hoạch sản xuất cần chuẩn bị gì?

Lợi ích khi triển khai giải pháp quản lý sản xuất trong mỗi nhà máy

Dưới đây là những chức năng mà phần mềm quản lý sản xuất đem lại cho doanh nghiệp vận hành nhà máy:

  • Tăng độ chính xác trong hoạt động kinh doanh: Giải pháp quản trị sản xuất cung cấp hệ thống quản lý nhất quán, từ đó rủi ro trong sản xuất được hạn chế tối đa. Phần mềm tạo ra cách thức phân tích dữ liệu sản xuất mới nhằm tận dụng tối ưu nguồn tài nguyên thông tin. Kết quả đạt được là một hệ thống quản trị, vận hành nhà máy thống nhất, linh hoạt, hiệu quả và giảm thiểu các sai sót có thể xảy ra.
  • Quản trị hiệu suất sản xuất: Giao diện phần mềm quản lý sản xuất sẽ hiển thị hiệu suất theo thời gian thực của ca, dây chuyền sản xuất, cập nhập chính xác dữ liệu về thời gian chết hay chu kỳ thời gian sản phẩm. Giúp người quản lý nhà máy phản ứng nhanh với các sự kiện ngoài ý muốn như thiếu nguyên liệu, hỏng thiết bị và chủ động hơn trong việc bảo trì bảo dưỡng máy móc.
  • Sản phẩm chất lượng tốt hơn: Các phân tích quan trọng như các chỉ số hiệu suất và chất lượng, được hiển thị ở định dạng đồ họa trực quan cao, tăng khả năng phát hiện lỗi và giảm nguy cơ thu hồi sản phẩm. Ngoài ra việc ứng dụng giải pháp quản lý sản xuất hỗ trợ cải tiến tiêu chuẩn của máy móc, dây chuyền sản xuất, hoạt động sản xuất, nhà máy,… Từ đó cải thiện chất lượng tổng thể.
  • Xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp nhu cầu thực tế: Phần mềm quản lý máy móc giúp đảm bảo sản xuất hiệu quả và tinh gọn hơn bằng cách lập kế hoạch chính xác số lượng hàng hóa cần thiết. Điều này đảm bảo số lượng hàng hóa luôn trong mức an toàn của doanh nghiệp, giảm tối đa lượng hàng tồn kho. Từ đó gia tăng chỉ số ROI và tăng khả nay quay vòng vốn.

Việc ứng dụng giải pháp quản trị sản xuất là xu thế tất yếu để theo kịp sự biến đổi của nền công nghiệp hiện nay. Hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline để được tư vấn về giải pháp quản lý sản xuất: 0986.196.838

Đọc thêm: Triển khai nhà máy thông minh cho doanh nghiệp Việt: Không bây giờ thì bao giờ?


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Khó có một phần mềm ERP nào có thể áp dụng 100% cho doanh nghiệp ngay lần đầu triển khai. Do vậy, yêu cầu phát triển các đặc thù riêng (customize) thường được đặt ra. Tuy nhiên, "Có nên tùy chỉnh hệ thống ERP hay không?". Bài viết này sẽ
    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    Sự cố khi triển khai ERP chỉ những việc xảy ra không nằm trong kế hoạch dự định và có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Bài viết này sẽ liệt kê chi tiết những sự cố thường
    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã trở thành một xu hướng tất yếu đối với các tổ chức muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng cạnh tranh.
    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Để ứng dụng hiệu quả và tận dụng tối đa lợi ích của ERP, việc hiểu rõ các phân hệ của phần mềm này là điều cần thiết. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về các phân hệ của ERP và cách lựa chọn chức năng phù hợp
    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để nâng cao hiệu quả quản trị đã trở thành xu hướng của nhiều công ty tại Việt