Khi xu hướng công nghệ đã manh nha bùng phát, sự đổi mới trong quản lý cũng như khoản tài chính cần đầu tư là không hề nhỏ,… đã khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn. Tuy nhiên, nắm bắt thời cơ để chuyển mình là bí quyết để mỗi công ty có thể gia tăng năng lực cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Cùng tìm hiểu đâu là lúc doanh nghiệp của bạn nên triển khai hệ thống quản trị doanh nghiệp trong bài viết dưới đây.
Có quá nhiều phần mềm rời rạc đang được sử dụng ở doanh nghiệp bạn
Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đang sử dụng các phần mềm đơn lẻ cho từng phòng ban khác nhau, các phần mềm này không có sự liên kết chặt chẽ với nhau, từ đấy dẫn đến những bất cập như dữ liệu không đồng nhất, không có tính bảo mật. Dữ liệu sau khi được luân chuyển qua các phòng ban cũng khiến thông tin trở nên sai sót, đây là nhân tố gây nên một sự lãng phí nguồn lực rất lớn.
Thông thường, khi đầu tư các phần mềm quản lý rời rạc, doanh nghiệp sẽ ưu tiên cho các bộ phận kế toán, bán hàng trước, những bộ phận khác trong quy trình quản trị doanh nghiệp ít được chú ý có thể kể đến như kho, chăm sóc khách hàng,… sẽ trở thành nút thắt khó tháo và ảnh hưởng xấu đến đến các quá trình khác cũng như hiệu quả tổng thể của toàn bộ máy doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp lựa chọn triển khai một hệ thống quản trị doanh nghiệp ERP thì mọi khó khăn trong công tác điều hành sẽ được giải quyết hiệu quả. Với giải pháp ERP, mọi phần mềm cần thiết này sẽ được tích hợp vào một hệ thống duy nhất, thay vì sử dụng rời rạc, riêng lẻ cho từng bộ phận. Từ đó dữ liệu được liên kết và kế thừa trên một giao diện duy nhất, sự phối hợp trong hoạt động của nhân viên đạt hiệu quả hơn do năng suất lao động cũng tăng lên. Từ đó công việc của người quản lý cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn khi có thể nắm bắt được mọi hoạt động đang diễn ra của doanh nghiệp thông qua phần mềm ERP.
Đọc thêm: Phần mềm ERP: Bước đà đột phá của ông lớn Vinamilk
Khi doanh nghiệp bạn gặp khó khăn với kho dữ liệu
Một doanh nghiệp có nhiều phòng ban và phải quản lý nhiều mảng công việc khác nhau như quản lý khách hàng, quản lý sản phẩm, quản lý nhân viên,… sự thiếu liên kết khi luân chuyển nghiệp vụ qua từng bộ phận có thể khiến thông tin không có sự thống nhất. Từ đó trao đổi, tương tác giữa các phòng ban trong doanh nghiệp trở nên kém hiệu quả.
Từ việc không có sự thống nhất hay nhất quán trong một tổ chức sẽ khiến cho việc nắm bắt thông tin bị sai lệch, thiếu tính chính xác, và có thể gây nên những hậu quả không mong muốn. Điều này làm giảm năng suất công việc, và nhà quản lý cũng khó khăn trong việc nắm bắt tình hình hoạt động thực tế doanh nghiệp để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời.
Với một hệ thống quản trị doanh nghiệp chung nhất, tất cả dữ liệu về mọi phòng ban trong công ty sẽ được quản lý và thực hiện trên một cách đồng bộ, nhất quán, tức thời. Điều này cho phép mỗi cá nhân có thể tận dụng sức mạnh thông tin một cách triệt để.
Đọc thêm: Triển khai giải pháp ERP trong nhà máy: Cánh tay nối dài của các doanh nghiệp sản xuất
Chưa phân tích được báo cáo tổng thể, hiệu quả kinh doanh
Phân tích được hiệu quả kinh doanh một cách triệt để là nắm rõ được doanh nghiệp đang ở đâu và đang có gì. Các biến động của các chỉ tiêu trên kết quả hoạt động của doanh nghiệp, mức độ sử dụng các khoản chi phí, đặc biệt là sự biến động của doanh thu thuần, những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đều cần phải được làm rõ. Việc báo cáo tài chính hay phân tích hiệu quả kinh doanh không rõ ràng, không triệt để sẽ khiến bạn không nắm bắt được doanh nghiệp mình.
Khi ứng dụng hệ thống ERP, mọi kết quả được đồng nhất, doanh nghiệp đạt hiệu quả thiết thực trong chi tiêu và cải thiện quá trình vận hành doanh nghiệp. Thông tin được cập nhật theo hệ thống thời gian thực, đảm bảo chính xác, đầy đủ giúp việc quản lý dễ dàng hơn và có thể kịp thời sửa chữa lỗi sai phát sinh trong quá trình sản xuất.
Đọc thêm: Nhân viên triển khai ERP: Họ là ai?
Nên lựa chọn nhà cung cấp ERP nào cho hiệu quả?
Có nhiều phương pháp để giúp doanh nghiệp lựa chọn đơn vị triển khai ERP phù hợp. Vấn để của doanh nghiệp là tìm kiếm một nhà cung cấp hệ thống ERP biết nắm rõ các nghiệp vụ, tuân thủ đúng quy định, chuẩn mực tài chính kế toán trong nước và thực sự hiểu vấn đề mà doanh nghiệp đang cần tìm ra. Như vậy sản phẩm cuối cùng sẽ có khả năng ứng dụng cao hơn, tỷ lệ triển khai thành công cao hơn.
Việc ứng dụng ERP của nhà cung cấp trong nước là sự lựa chọn tại nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam, trong đó có 3S ERP – giải pháp được cung cấp bởi Công ty CP Giải pháp ERP-ITG. Là đơn vị CNTT tại Việt Nam đi tiên phong trong cung cấp giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP. Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, hiểu biết sâu sắc nghiệp vụ chuyên ngành. Đến nay ITG là đối tác của hơn 1.000 khách hàng là các công ty, tập đoàn lớn trong cả nước. Hệ thống 3S ERP nhận giải thưởng Sao Khuê cho phần mềm ưu việt. Hệ thống 3S ERP được xây dựng phù hợp triển khai cho các đơn vị thuộc mọi lĩnh vực: Thương mại, Dịch vụ, Xây lắp, Sản xuất, bán lẻ…. ITG tiếp tục khẳng định chất lượng doanh nghiệp CNTT hàng đầu khi liên tiếp 2 năm liền nằm trong top những doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam trong vòng 3 năm liên tiếp 2017, 2018, 2019.
Bạn có thể làm việc nhiều hơn với nhà cung cấp để được tư vấn và demo giải pháp, và nếu bạn cần tư vấn hãy liên hệ với chuyên gia ERP: 092.6886.855
Đọc thêm: Kinh nghiệm triển khai hệ thống ERP thành công cho Doanh nghiệp