Các nhà máy thông minh trên thế giới đang nỗ lực giảm bớt tính phức tạp trong chuỗi cung ứng nhằm tinh gọn các quy trình cần thiết bằng cách sử dụng các phần mềm công nghệ tiên tiến. Cùng tìm hiểu hiệu quả từ giải pháp ERP trong tính kế hoạch nguyên vật liệu tại nhà máy.
Bài toán tính kế hoạch nguyên vật liệu trong quy mô nhà máy của tổ chức
Đối với các doanh nghiệp vận hành mô hình nhà máy, yếu tố chi phí nguyên vật liệu chiếm vị trí quan trọng nhằm gia tăng tối đa lợi nhuận cho tổ chức. Bài toán khó cho trong sản xuất đó là doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển không chỉ là sử dụng nguyên vật liệu mà điều quan trọng là phải sử dụng có hiệu quả, tránh tình trạng cung cấp thiếu gây ngừng trệ sản xuất, hay thừa nguyên vật liệu gây ứ đọng vốn.
Muốn vậy phải có sự tính toán chính xác về nhu cầu nguyên vật liệu từ khâu cung cấp đến khâu sử dụng sao cho có hiệu quả nhất. Hiệu quả của kế hoạch nguyên vật liệu quyết định hiệu quả sử dụng vốn lưu động và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó, nhất thiết phải tính kế hoạch nguyên vật liệu theo cách khoa học.
Tiến tới xu hướng chung toàn cầu, nhiều doanh nghiệp vận hành nhà máy đã lựa chọn tích hợp giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp ERP nhằm cung cấp một kế hoạch nguyên vật liệu hiệu quả và chính xác hơn. Từ lâu ERP đã được coi như xương sống của bất kì doanh nghiệp bởi không chỉ đảm bảo tiến độ sản xuất không bị ngưng trệ do thiếu nguyên vật liệu, đảm bảo giao hàng đúng hạn, mà còn hạn chế được tồn kho nguyên vật liệu, ảnh hưởng đến khả năng quay vòng vốn, đặc biệt là các thành phẩm cần nhiều nguyên vật liệu để sản xuất.
Cách ERP cải thiện hiệu quả doanh nghiệp trong tính kế hoạch nguyên vật liệu
- Khai báo dữ liệu kho
Từ phân hệ mua hàng được cung cấp mọi dữ liệu thực, ERP sẽ định mức nguyên liệu đã sử dụng, thông tin nguyên vật liệu tồn kho và dự kiến. Từ đó mã hóa dữ liệu nhằm cân đối và tự động tính toán về nhu cầu nguyên vật liệu đáp ứng kế hoạch sản xuất, lệnh sản xuất hoặc nguyên vật liệu tồn kho an toàn theo quy định.
- Quy trình tập hợp
Khi doanh nghiệp ứng dụng hệ thống ERP, mọi quy trình sản xuất sẽ tự động hóa như: thời gian đặt mua nguyên vật liệu (từ khi đặt mua đến khi nguyên vật liệu về kho), số lượng tiêu hao theo định mức kế hoạch sản xuất hoặc số lượng tiêu hao bình quân. Ngoài ra, những dữ liệu cần thiết để tính kế hoạch nguyên vật liệu được hiệu quả chính xác như dữ liệu tại kho hay tại các khu vực khác trong sản xuất cũng được tập hợp thành hệ thống đồng bộ, nhằm cập nhật tình hình nguyên vật liệu nhanh nhất có thể để ERP thiết lập báo cáo cần thiết. Như vậy sẽ luôn đảm bảo dữ liệu nhanh và chính xác nhất, đảm bảo doanh nghiệp luôn có đầy đủ thông tin cần thiết để lập kế hoạch nguyên vật liệu kịp thời lịch giao hàng và hoạt động mua hàng.Khi có được bản kế hoạch nguyên vật liệu, người quản lý sản xuất sẽ tiến hành chuyển thành các phiếu yêu cầu nguyên vật liệu và chuyển cho vị trí cao hơn duyệt.
Đọc thêm: Khác biệt của lập kế hoạch trên excel so với giải pháp công nghệ mới
- Phân tích nâng cao
ERP có thể hoạt động với lượng dữ liệu khổng lồ cho phép phân tích mọi quy trình trong sản xuất chính xác, theo thời gian thực. Từ những phân tích chuyên sâu đảm bảo dữ liệu nhanh và chính xác, đảm bảo doanh nghiệp luôn có đầy đủ thông tin cần thiết để lập kế hoạch nguyên vật liệu kịp thời lịch giao hàng và hoạt động mua hàng.
Đọc thêm: Đối mặt với dữ liệu lớn: Thách thức trong quản lý doanh nghiệp
- Dự báo
Các giải pháp được cung cấp bởi ERP có thể xử lý dữ liệu lịch sử và đưa ra dự đoán cho những bảng kế hoạch nguyên vật liệu trong tương lai. Từ những kết quả đem lại, doanh nghiệp có thể xác định mô hình phù hợp với doanh nghiệp, đưa ra các đề xuất về giảm hoặc tăng sản lượng.
Muốn thành công với ERP đòi hỏi phải có một chiến lược rõ ràng
ERP cùng với hiệu quả quản trị doanh nghiệp tiên tiến sẽ giúp cho người vận hành doanh nghiệp mở ra những tầm nhìn mới, đưa ra các quyết định chiến lược và mất ít thời gian hơn trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh. Thế nhưng, điều quan trọng cần nhận ra là để triển khai thành công hệ thống ERP sẽ là bài toán khó nếu như doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm và tài nguyên công nghệ sâu rộng cần thiết.
Do đó, để triển khai ERP và đưa vào sử dụng có hiệu quả doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược rõ ràng và với lộ trình đã vạch ra cụ thể. Việc lựa chọn một nhà triển khai có tầm nhìn và kinh nghiệm song hành trong bài toán chuyển đổi số chính là phương án hữu hiệu mà mọi doanh nghiệp trong nhà máy nên cân nhắc.
Một trong những nhà cung cấp giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp được nhiều doanh nghiệp FDI tin dùng đó là 3S ERP bởi Công ty CP Giải pháp ERP-ITG xây dựng. ITG là một trong những đơn vị tiên phong nghiên cứu phát triển giải pháp quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam theo chuẩn quốc tế với sứ mệnh ‘’Nâng tầm phần mềm Việt’’. Trải qua 14 năm xây dựng và phát triển với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, hiểu biết sâu sắc nghiệp vụ chuyên ngành. Đến nay ITG là đối tác của hơn 1.000 khách hàng là các công ty, tập đoàn lớn trong cả nước.
Bạn có thể làm việc nhiều hơn với nhà cung cấp để được tư vấn và demo giải pháp, và nếu bạn cần tư vấn hãy liên hệ với chuyên gia ERP: 0986.196.838
Đọc thêm: Tìm hiểu thêm các chức năng ưu việt của phần mềm 3S ERP