Các phần mềm kế toán thông dụng trên thị trường hiện nay

Giữa rất nhiều phần mềm kế toán đang có trên thị trường, bạn đang phân vân không biết nên sử dụng phần mềm kế toán nào để công việc tính toán, thống kê sổ sách đạt hiệu quả tốt nhất? Dưới đây là các phần mềm kế toán thông dụng dành cho dân kế toán và doanh nghiệp.

1. Phần mềm kế toán Misa

Misa là một trong các phần mềm kế toán thông dụng trên thị trường hiện nay dành cho các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phần mềm được các cá nhân và doanh nghiệp sử dụng khá phổ biến bởi nó hỗ trợ nhiều phân hệ, giao diện thân thiện dễ sử dụng và cho phép người dùng dễ dàng quản lý.

Bên cạnh các bản trả phí, Misa còn cung cấp cho người dùng các phiên bản miễn phí để người dùng dễ dàng tải về và không chiếm nhiều tài nguyên của máy.

2.Phần mềm kế toán LinkQ
Phần mềm kế toán LinkQ cũng là một trong những phần mềm mạnh mẽ dành cho cả cá nhân lẫn doanh nghiệp. LinkQ được tích hợp công cụ quản lý tập trung để người dùng nắm bắt chính xác các số liệu kế toán của công ty, cho khả năng truy cập dữ liệu từ xa và cho phép xuất dữ liệu ra các tập tin Office. Điểm cộng của LinkQ là có thể làm việc cùng lúc trên nhiều cửa sổ và hỗ trợ đa ngôn ngữ nên thuận tiện cho cả các doanh nghiệp nước ngoài.

3. Phần mềm kế toán doanh nghiệp 3S Accounting

3S Accounting là một trong các phần mềm kế toán thông dụng được sử dụng cho các doanh nghiệp vừa và lớn có nhiều tính năng nổi trội: đầy đủ các nghiệp vụ kế toán từ cơ bản đến nâng cao, cho phép liên kết dữ liệu số liệu, tự sao lưu số liệu theo lịch đã lập, tích hợp hóa đơn điện tử, tích hợp hệ thống ERP… Điểm nổi bật của phần mềm 3S Accounting là tính ổn định, sự đơn giản và dễ sử dụng, cho phép chạy mạng đa người dùng (Mạng LAN, Mạng WAN …), bảo mật và phân quyền chi tiết. Đây là phần mềm kế toán có thể ứng dụng cho các doanh nghiệp vừa và lớn cho phép phân tích dữ liệu đa cấp, đa chiều, xem xét thông tin trên nhiều giác độ khác nhau để giúp nhà quản lý có được cái nhìn tổng thể. Bên cạnh đó còn giúp nhà quản lý lập kế hoạch, so sánh và phân tích biến động giữa thực tế và kế hoạch.

>>>Đọc thêm: Tìm hiểu sâu hơn về phần mềm kế toán 3S Accounting

4. Phần mềm kế toán Fast

Phần mềm kế toán Fast là phần mềm kế toán ưu tiên sử dụng ở các doanh nghiệp lớn hoặc doanh nghiệp xây dựng. Phần mềm kế toán này nổi bật với chi phí thấp và khả năng làm việc mọi lúc mọi nơi do sử dụng công nghệ điện toán đám mây. Bên cạnh đó, khả năng kết nối nhanh và hệ thống báo cáo đa dạng cũng là một trong những ưu điểm nổi bật của Fast.

5.Phần mềm kế toán AccNet

Phần mềm kế toán AccNet được coi là một trong những phần mềm kế toán “lâu đời” nhất. Ra đời từ năm 1995, cái tên này đã trở nên quen thuộc với các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, AccNet được phân hóa thành nhiều phần mềm khác nhau để phù hợp với nhiều quy mô và loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, phần nền kế toán Accnet nổi bật nhất với sản phần dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp tự in hóa đơn.

6.Phần mềm kế toán effect
Effect là một trong những phần mềm mới nhất vừa cho ra mắt vào năm 2014. Phần mềm này khá phức tạp trong sử dụng nhưng lại mang tính chuyên nghiệp cao, có tính động và khả năng thay đổi các yếu tố quản lý đầu vào, thay đổi hệ thống thông tin đầu ra, thực hiện rất tốt việc cung cấp thông tin hệ thống đầu ra. Effect cũng được coi là trợ thủ đắc lực cho những nhu cầu quản trị riêng của công ty. Phần mềm Effect được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi nó phù hợp cho những doanh nghiệp với quy mô vừa và lớn mang lại tính chuyên nghiệp cao và bảo mật tốt, nhưng cũng có thể sử dụng tốt cho các công ty nhỏ.

Trên đây là các phần mềm kế toán thông dụng nhất được các doanh nghiệp Việt Nam tin dùng. Hãy là một nhà quản trị doanh nghiệp thông minh và lựa chọn được phần mềm phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình nhé! Nếu như bạn cần tư vấn thêm về phần mềm kế toán cho doanh nghiệp hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi: 0986.196.838 để được tư vấn và giải đáp.


    Đăng kí nhận tư vấn và demo sản phẩm

    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì?
    Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Họ tên*

    Email*

    Số điện thoại*

    Tên doanh nghiệp*:

    Ngành/lĩnh vực*:

    Giải pháp quan tâm*:

    Cùng chuyên mục

    Bài viết mới

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Có nên customize khi triển khai ERP không?

    Khó có một phần mềm ERP nào có thể áp dụng 100% cho doanh nghiệp ngay lần đầu triển khai. Do vậy, yêu cầu phát triển các đặc thù riêng (customize) thường được đặt ra. Tuy nhiên, "Có nên tùy chỉnh hệ thống ERP hay không?". Bài viết này sẽ
    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    3 Sự cố khi triển khai ERP doanh nghiệp cần tránh

    Sự cố khi triển khai ERP chỉ những việc xảy ra không nằm trong kế hoạch dự định và có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Bài viết này sẽ liệt kê chi tiết những sự cố thường
    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Dịch vụ tư vấn triển khai ERP

    Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã trở thành một xu hướng tất yếu đối với các tổ chức muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng cạnh tranh.
    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Các phân hệ của ERP: Tổng quan và hướng dẫn lựa chọn

    Để ứng dụng hiệu quả và tận dụng tối đa lợi ích của ERP, việc hiểu rõ các phân hệ của phần mềm này là điều cần thiết. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về các phân hệ của ERP và cách lựa chọn chức năng phù hợp
    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Hệ thống ERP tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để nâng cao hiệu quả quản trị đã trở thành xu hướng của nhiều công ty tại Việt
    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Tại sao doanh nghiệp cơ khí nên sử dụng ERP?

    Cơ khí chế tạo là ngành có quy trình quản lý vận hành phức tạp với nhiều hoạt động đan xen, đòi hỏi sự chính xác và tính đồng bộ cao trong tất cả các khâu: Từ thiết kế, mua hàng, sản xuất, lắp ráp đến bảo hành, bảo trì.